Đánh giá bài viết này:
2024.11.12
Nhật Bản là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, với khí hậu ấm áp, địa thế phù hợp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, dân số già và tỷ lệ sinh giảm đang khiến ngành nông nghiệp thiếu người kế thừa, không đủ lao động để nâng cao sản lượng xuất khẩu. Vì vậy, nhiều cơ hội việc làm được mở ra cho người nước ngoài.
Ngành nông nghiệp Nhật Bản đang gặp khó khăn gì?
Thiếu hụt lao động
Kể từ những năm 1970, ngành nông nghiệp đã đối mặt với thực trạng già hóa, không có người kế thừa. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng nông dân lớn tuổi ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ sinh giảm trầm trọng ở Nhật.
Theo Thống kê về lực lượng lao động nông nghiệp, do Bộ Nông, Lâm, Thủy sản (農林水産省) công bố, độ tuổi trung bình của lực lượng lao động nông nghiệp chủ chốt (những người nông dân tự do ở Nhật) là 67,1 tuổi (năm 2015) và 68,4 tuổi (năm 2022). Có thể thấy thực trạng già hóa dân số sẽ còn kéo dài trong tương lai.
Mặt khác, lực lượng lao động nông nghiệp đã giảm từ 1,757 triệu người vào năm 2015, xuống còn 1,226 triệu người vào năm 2022. Nhiều người trong số đó đã từ bỏ nghề trồng trọt vì tuổi già, không còn đủ sức khỏe để làm đồng áng.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến như nông nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, gây khó khăn cho việc kiếm sống và việc trồng trọt khó định lượng, dẫn đến không thể truyền đạt kiến thức, kỹ thuật cho thế hệ sau.
Trong khi đó, đa số người trẻ ở Nhật không sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, vì chi phí đầu tư ban đầu cao, thu nhập hàng năm thấp hơn nhiều so với những người làm công ăn lương.
Đất nông nghiệp bị bỏ hoang
Diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc xuống cấp ngày càng gia tăng, do lực lượng lao động chủ chốt đang già đi, và thiếu những lao động trẻ kế thừa.
Tuy việc phục hồi lại đất bỏ hoang thành đất phù hợp để trồng trọt không phải là không thể, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Thực trạng giảm diện tích đất nông nghiệp có thể dẫn đến các vấn đề như suy giảm sản lượng lương thực tại Nhật Bản, cỏ dại và sâu bệnh phát triển mạnh do việc quản lý kém và đổ rác trái phép.
Đất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn thiên tai, nên cần phải có biện pháp tái tạo và quản lý phù hợp để sử dụng.
Cạnh tranh về giá nông sản
Nhật Bản cũng là một trong 12 nước, tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – thỏa thuận kích thích thương mại tự do, và trao đổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nhờ có hiệp định này, các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên được cắt giảm đến 90%. Việc xuất hàng nông sản ra nước ngoài dễ dàng hơn.
Nhưng đồng thời, Nhật Bản cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh về giá nông sản với các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước có ngành nông nghiệp phát triển và có khả năng cung cấp nông sản giá rẻ ra thị trường quốc tế như Việt Nam, Malaysia,…
Người nước ngoài được săn đón trong ngành nông nghiệp Nhật Bản
Trước thực trạng thiếu hụt lao động, người nước ngoài là đối tượng được săn đón để làm việc trong ngành nông nghiệp ở Nhật. Bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như:
Hệ thống an sinh xã hội chất lượng
Hệ thống an sinh xã hội ở Nhật Bản rất đầy đủ. Người lao động được đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động,…
Với bảo hiểm y tế, bạn có thể khám chữa bệnh với chi phí thấp. Ngoài ra, bạn có thể an tâm làm việc đến khi nghỉ hưu, vì bạn sẽ được cấp lương hưu (nếu đáp ứng đủ điều kiện), cũng như các loại bảo hiểm thương tích, bệnh tật do công việc.
Mức lương cao
Hầu hết những người lao động nước ngoài lựa chọn sang Nhật làm việc, vì mức lương cao hơn các công việc ở quê nhà. Mặt khác, Đạo luật lương tối thiểu (最低賃金法) của Nhật Bản cũng áp dụng cho cả người nước ngoài, đảm bảo mức lương trong ngành nông nghiệp không thấp hơn các ngành nghề khác.
Phúc lợi toàn diện
Hầu hết các công ty trong ngành nông nghiệp cung cấp phúc lợi đa dạng, hỗ trợ cuộc sống cho nhân viên, cũng như các thành viên của gia đình họ.
Các gói phúc lợi không chỉ nhằm làm hài lòng và giúp nhân viên an tâm làm việc, mà còn giữ chân nhân viên để gắn bó lâu dài.
Công việc ổn định
Một trong những ưu điểm nổi bật khi làm việc tại Nhật Bản, là bạn sẽ khó bị sa thải hoặc mất việc đột ngột. Việc cấm sa thải nhân viên được pháp luật quy định chặt chẽ.
Do đó, bạn có thể yên tâm làm việc lâu dài, trừ khi có vi phạm về hợp đồng lao động, công ty không còn khả năng quản lý nhân viên, hoặc bạn mắc lỗi quá nghiêm trọng.
Những tư cách lưu trú cho phép làm việc trong ngành nông nghiệp
Hiện nay, có 3 tư cách lưu trú phổ biến, mà cho phép người lao động nước ngoài, sang Nhật làm việc trong ngành nông nghiệp. Đó là:
Tokutei Ginou (特定技能)
Nông nghiệp là một trong 12 ngành tiếp nhận của visa Tokutei Ginou. Nếu bạn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm một trong hai nhiệm vụ là: trồng trọt hoặc chăn nuôi. Trong đó:
- Trồng trọt: là hoạt động canh tác, theo dõi cây trồng, thu hoạch và vận chuyển nông sản để cung ứng ra thị trường.
- Chăn nuôi: chủ yếu liên quan đến chăm sóc vật nuôi, thu hoạch và vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi đến địa điểm cần phân phối.
Những người đủ điều kiện để xin visa Tokutei Ginou 1, cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Nhật (tối thiểu N4), và vượt qua kỳ thi chứng chỉ Tokutei nông nghiệp. Thời hạn lưu trú của visa Tokutei Ginou 1 tối đa là 5 năm.
Thực tập sinh (技能実習)
Thực tập sinh kỹ thuật là tư cách lưu trú được cấp cho người nước ngoài, có mong muốn học tập công nghệ Nhật Bản. Đây là chương trình đào tạo thực tế (vừa học vừa làm), hỗ trợ lương, nhưng mức lương sẽ không cao như các diện visa lao động.
Hiện nay, hệ thống thực tập sinh đang được cải cách, dự kiến sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho người lao động trong tương lai.
Lời kết
Ngành nông nghiệp Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng do tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa và không có nhiều người kế thừa.
Nếu bạn quan tâm đến các cơ hội việc làm nông nghiệp ở Nhật, hãy liên hệ ngay Mintoku Work để được tư vấn miễn phí nhé!
Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước
Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn
Thắng
Vu
Khải