Đánh giá bài viết này:

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật

2024.07.31

Mặc dù, chuyện nhảy việc không còn hiếm thấy ở Nhật Bản như xưa, nhưng hầu hết các công ty vẫn ưa thích tuyển những ứng viên có xu hướng làm việc ổn định và gắn bó lâu dài hơn. 

Buổi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật

Do đó, trong buổi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt câu hỏi rất kỹ về lý do bạn nghỉ công ty cũ, động lực làm việc, cũng như kỹ năng làm việc nhóm của bạn.

Những câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ chia sẻ thẳng thắn. Vậy làm sao để trả lời khéo léo, mà không gây ấn tượng xấu? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Điều gì khiến bạn không hài lòng với công việc cũ? (今までの仕事にどんな不満を持っていましたか?)

Đây là câu hỏi gần như bạn nào cũng gặp, khi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật Bản.

Đối với dạng câu hỏi này, bạn cần lưu ý rằng điều nhà tuyển dụng muốn nghe không phải là những cảm xúc tiêu cực của bạn, mà chính là cách bạn giải quyết mâu thuẫn/vấn đề.

Liệu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt hay không? và khả năng thích nghi tốt với môi trường doanh nghiệp của bạn đang ở mức độ nào?

Do đó, hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh, khách quan nhất khi trả lời. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào sắc mặt và giọng điệu của bạn để kiểm tra xem bạn đang nói thật hay nói dối. 

Tham khảo mẫu gợi ý trả lời dưới đây:

“前職では、実績を正当に評価されないという点に不満を感じていました。「実力主義の企業」という点を魅力に感じて入社しましたが、実際は評価基準があいまいであり、上長次第で評価が大きくぶれる環境でした。

評価基準を明確にし、営業目標を設けることで、個人のモチベーションアップと会社の利益につながると思い、評価制度の見直しについて社内で提案を行いました。”

Ở công việc trước đây, tôi cảm thấy hiệu suất làm việc của mình không được đánh giá công bằng. Tôi gia nhập công ty vì bị ấn tượng bởi chính sách đánh giá “dựa trên thành tích”, nhưng trên thực tế, các tiêu chí đánh giá nhân viên rất mơ hồ và cũng khác nhau tùy mỗi cấp trên.

Tôi đã đề xuất công ty sửa đổi hệ thống đánh giá, bằng cách làm rõ các tiêu chí đánh giá và đặt ra mục tiêu bán hàng sẽ giúp tăng động lực cho các cá nhân và lợi nhuận cho công ty.

2. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn? (当社があなたを採用するメリットは何ですか?)

Về cơ bản, câu hỏi này là một phép thử để xem bạn có thật sự hiểu những điểm mạnh của mình và những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay chưa.

Các công ty thường chỉ tuyển người phù hợp, mà sở hữu những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để làm tốt vai trò họ đang thiếu người.

Do đó, dù bạn đam mê, tận tâm và sẵn sàng cống hiến hết mình, nhưng nếu năng lực thực tế không đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng, thì bạn cũng khó đậu công việc này.

Ví dụ câu trả lời mẫu:

“私は「どんなお客さまでも興味持ち、受注に結びつける」という点が強みだと思っています。前職の人材系企業にて営業として働き、幅広い業種のお客さまと接することができました。毎月800件の電話、200件の飛び込み訪問を通して、7カ月連続目標達成をすることができました。お付き合いのなかったお客さまとイチから関係性を構築し、受注するまでの流れを経験してきました。

御社の営業職も、さまざまなお客さまにサービスを提供する仕事ですので、この経験を生かし活躍できると思っております。”

Điểm mạnh của tôi là có thể thu hút bất kỳ khách hàng nào và tăng số lượng đơn đặt hàng. Tôi từng làm đại diện bán hàng tại một công ty nhân sự trước đây, và đã tương tác với khách hàng từ nhiều ngành khác nhau. 

Trong 7 tháng liên tục, tôi đã đạt được mục tiêu thực hiện 800 cuộc điện thoại và thu hút 200 lượt ghé thăm của khách hàng mỗi tháng. Tôi có kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ với những khách hàng mới, mà tôi chưa từng biết và có thể thuyết phục họ đặt hàng.

Tôi thấy vị trí bán hàng tại công ty anh chị cũng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy, tôi tin rằng mình có thể tận dụng trải nghiệm này và đóng góp tích cực cho công ty.

Cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật tự tin

3. Khó khăn lớn nhất mà bạn từng gặp phải trong công việc là gì? (これまでで、最も厳しかった仕事は何ですか?)

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là để đánh giá khả năng chịu áp lực và cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của bạn. Những ứng viên có thể rút ra bài học khi đảm nhận một nhiệm vụ khó khăn thường dễ gây ấn tượng hơn. 

Lưu ý, khi nhắc đến những khó khăn trong công việc, bạn nên thể hiện góc nhìn tích cực. Tuyệt đối nên tránh những câu trả lời như kiểu “Tôi thấy yêu cầu của công việc này thật khắt khe”, vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng thích nghi và tinh thần dám đương đầu với thử thách của bạn. 

Gợi ý mẫu câu trả lời hiệu quả:

“○○という仕事はたしかに大変でしたが、その仕事を通じて顧客視点に立った物を作ることの大切さを学びました”

Công việc ○○ rất khó khăn, nhưng thông qua công việc đó, tôi cũng học được tầm quan trọng của việc hiểu nhu cầu khách hàng để tạo ra sản phẩm.

4. Bạn có thành tựu hay câu chuyện nào khiến bạn tự hào trong công việc không? (仕事での誇れる実績や成功体験はありますか?)

Ngay cả những người có rất ít kinh nghiệm cũng sẽ đạt được vài thành tựu hoặc sự ghi nhận nhỏ nếu họ thật sự đã cố gắng trong công việc trước đây. Và thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng dễ dàng kiểm tra mức độ nhiệt huyết, tính cách, cũng như khả năng tự nhận thức về bản thân của bạn. 

Sếp người Nhật luôn đánh giá cao những nhân viên khiêm tốn, thực tế, và biết tận dụng trải nghiệm để cải tiến hiệu suất. Do đó, hãy tránh trả lời “Do tôi không có nhiều kinh nghiệm làm việc nên tôi không có thành tựu gì đáng tự hào”. 

Tham khảo mẫu câu trả lời thuyết phục như sau:

“職務経験が浅いため、大きな賞をいただいた経験はまだないのですが、部内表彰を受けたことがございます。

これはホスピタリティ賞といい、40人ほどいる部の中で「1番ホスピタリティが高いメンバー」に投票するというものでした。私は朝早く出社することが多かったため、共有スペースの棚やメンバーの机を週3回ほど掃除しており、それが認められて投票が集まったとのことでした。

そういった周りへの気配りを実際の業務でも生かし、成果を出していきたいと思っております。”

Do kinh nghiệm làm việc còn hạn chế nên tôi chưa nhận được giải thưởng lớn, nhưng có nhận được các giải thưởng nội bộ.

Một trong số đó là Giải thưởng Khách sạn, dành cho nhân viên có lòng hiếu khách nhất trong một nhóm khoảng 40 người. 

Tôi thường đến nơi làm việc từ sáng sớm, và dọn kệ ở khu vực chung, cũng như bàn làm việc của các thành viên khác khoảng ba lần một tuần. Sau đó, tôi đã nhận được nhiều phiếu bầu chọn và được thông báo đạt giải. 

Tôi luôn muốn quan tâm những người xung quanh trong lúc thực hiện công việc để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Đồng nghiệp và bạn bè đánh giá bạn là người như thế nào? (周りの同僚や友人は、あなたのことをどのように評価していますか?)

Mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp hoặc bạn bè có tốt không? Bạn có khả năng tự đánh giá khách quan không? chính là mục đích thật sự của câu hỏi này. 

Thông qua đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ hình dung được phong cách làm việc, kỹ năng phối hợp với nhóm, và xây dựng mối quan hệ của bạn tại công ty, nếu họ thuê bạn. Ngoài ra, những người có thể tự phân tích và nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thường là những người dễ làm việc cùng.

Để khẳng định bạn là ứng viên tiềm năng mà công ty đang kiếm tìm, bạn nên trả lời tương tự theo ví dụ này:

“同僚や友人からは、「安心して任せられる人だ」と言われることが多くあります。

私は約束を必ず守るように心掛けており、締切を厳守します。また、なるべく早い段階で方向性の確認をすることで、できあがったものが先方の意図とまったく違うということや、それによって大幅に修正時間がかかるということがないようにしております。当たり前のことですが、そういった心掛けが仲間からの信頼につながっていくと思っています。”

Đồng nghiệp và bạn bè thường nói tôi là người mà họ có thể tin tưởng. Tôi luôn cố gắng giữ lời hứa và hoàn thành đúng thời hạn.

Ngoài ra, tôi thường duy trì thói quen xác nhận lại những yêu cầu với khách hàng ngay sau khi bàn luận, nhằm tránh trường hợp thay đổi ý định giữa chừng, hoặc đề xuất một thời gian khá dài để có thể sửa đổi kịp thời.

Có lẽ, điều này là hiển nhiên, nhưng tôi tin rằng những nỗ lực như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp, khách hàng.

Trang phục đi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật

6. Tiêu chí lựa chọn công ty của bạn là gì? (志望企業を選ぶ基準は何ですか?)

Những tiêu chí mà bạn lựa chọn công ty chính là những điều bạn cho là quan trọng nhất trong công việc. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này để xem liệu công ty có đáp ứng được những mong đợi của bạn, và trước giờ bạn có lựa chọn công ty hoặc công việc một cách nhất quán hay không.

Đồng thời, họ cũng cần biết xu hướng của bạn là thích ổn định hay thử thách, và nếu vậy, thì bạn có phù hợp với văn hóa, chính sách của doanh nghiệp hay không.  

Tham khảo cách trả lời sau:

“私は、前職の営業の経験を生かしつつ、新しいことに挑戦できるという軸で応募企業を選ばせていただいております。

前職は、安定感はあったものの固定業務が多く、新たな仕事を行おうとすると「そこまでしなくてもいい」と上司からたしなめられるという状況だったため、もっと成長したいと強く感じておりました。”

Tôi ưu tiên ứng tuyển vào những công ty cho tôi cơ hội được đón nhận những thử thách mới, đồng thời tận dụng kinh nghiệm bán hàng trước đây của mình.

Ở công việc trước đây, mặc dù công việc rất ổn định, nhưng thường lặp đi lặp lại và khi tôi xin đảm nhận nhiệm vụ mới, sếp lại nói rằng tôi không cần phải làm nhiều như vậy. Do đó, tôi rất muốn được phát triển bản thân hơn nữa trong công việc mới.

7. Tại sao bạn chọn chúng tôi mà không phải các công ty khác cùng ngành? (同業他社ではなくどうして当社なのですか?)

Để chuẩn bị tốt cho câu hỏi này đòi hỏi bạn phải có nghiên cứu sâu về ngành mà mình muốn làm việc. Thay vì “chê bai” những công ty khác, cách trả lời tốt nhất là hãy nêu ra ưu điểm của công ty mà bạn đang ứng tuyển so với những doanh nghiệp còn lại.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn kiểm tra kiến thức của bạn và liệu bạn có thật sự quan tâm đến công ty của họ hay không.

Ví dụ cách trả lời như sau:

“多角経営や多店舗化を積極的に行う同業種の企業が多いなかで、御社は自社のブランドを守り、多店舗化ではなく堅実な経営を行っていることで、お客さまから高い信頼を得ている点に大変魅力を感じます。”

Trong khi nhiều công ty cùng ngành đang tích cực đa dạng hóa hoạt động và mở nhiều chi nhánh cửa hàng, thì công ty của anh chị đã tạo dựng được sự tin cậy cao từ khách hàng, nhờ luôn duy trì hình ảnh thương hiệu và tăng cường quản lý tốt hơn thay vì mở nhiều cửa hàng.

Kết luận

Chuyển việc tại Nhật Bản luôn là vấn đề gây “đau đầu” cho những người lao động nước ngoài vì thủ tục phức tạp. Chưa kể, quy trình phỏng vấn cũng rắc rối, và nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi khó để tìm hiểu kỹ lý do vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ.

Hy vọng với gợi ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật bên trên của Mintoku Work, các bạn sẽ có một buổi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật thành công và đậu công việc mới dễ dàng hơn nhé!


Chia sẻ bài viết này


Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước

Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn

hình đại diện người dùng

Thủy

hình đại diện người dùng

Trung

hình đại diện người dùng

Tiến

Mui tên lên Độ dốc vòng tròn