Đánh giá bài viết này:

Tổng hợp các từ tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm thường gặp

2024.03.25

Ngành chế biến thực phẩm được mệnh danh là “đơn hàng quốc dân”, thu hút hàng chục nghìn người lao động quốc tế làm việc tại Nhật Bản. Làm sao để dễ dàng tiếp cận công việc? Làm sao để làm quen với môi trường làm việc? Đó chính là bạn phải học được những tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm thường gặp nhất.

Tìm hiểu về ngành chế biến thực phẩm

Vì sao ngành chế biến thực phẩm lại được nhiều người lao động quốc tế lựa chọn khi làm việc tại Nhật Bản? Hãy cùng Minnano Tokugi tìm hiểu trong nội dung sau đây.

Ngành chế biến thực phẩm luôn được người lao động săn đón tại Nhật Bản

Công việc thuộc ngành chế biến thực phẩm

Chế biến thực phẩm Nhật Bản là một ngành thu hút được nhiều lao động từ những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung, công việc trong ngành chế biến thực phẩm tương đối dễ dàng, không có kỹ thuật phức tạp gây khó khăn cho người lao động, trong nhà máy/xưởng sản xuất, các công việc bao gồm như sau:

  • Sơ chế thực phẩm (cắt, nhặt và rửa rau, thái thịt, ướp gia vị, mổ cá…).
  • Công đoạn chế biến (bao gồm xào, luộc, chiên…).
  • Phân phối thực phẩm thành các khẩu phần ăn và đóng hộp.

Các bước trong quy trình không do một mình bạn làm mà được phân phối và quản lý theo nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm về một quy trình trong một khoảng thời gian cố định rồi trao đổi lại nhiệm vụ. Điều này giúp người lao động tránh được sự nhàm chán trong công việc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có chính sách như vậy.

Mỗi ngày sẽ có thực đơn trong ngày và số lượng khẩu phần cần chuẩn bị. Người quản lý xưởng sẽ chia nhân viên thành từng nhóm nhỏ để chuẩn bị các món ăn trên. Ví dụ: nhóm chiên hoặc nhóm làm sushi; nhóm làm salad, nhóm làm đồ hộp; nhóm sơ chế ở khâu đầu vào;…

Các khâu chế biến thực phẩm được chia theo từng nhóm

Tiêu chí tuyển dụng Visa Tokutei ngành chế biến thực phẩm

Để tham gia thi Visa Tokutei ngành chế biến thực phẩm, người lao động cần phải đạt những điều kiện sau:

  • Từ 18 tuổi trở lên.
  • Không yêu cầu bằng cấp và trình độ chuyên môn ở các trường đại  học.
  • Có chứng chỉ trình độ tiếng Nhật (một số doanh nghiệp có thể sẽ yêu cầu tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm)
  • Đã đỗ kỳ kiểm tra kỹ năng đặc định ngành chế biến thực phẩm (TTS hoàn thành chương trình đào tạo liên quan đến ngành nghề).

Ưu nhược điểm khi làm việc trong ngành chế biến thực phẩm

Ưu, nhược điểm khi làm việc trong ngành

Một trong những lợi ích lớn nhất khi làm việc trong ngành sản xuất thực phẩm là bạn có thể bắt đầu công việc ngay cả khi chưa có kinh nghiệm. Có rất nhiều quy trình khác nhau để tạo ra sản phẩm, tuy nhiên bạn sẽ chỉ cần đảm đương một vị trí nào đó. Sẽ có sổ tay hướng dẫn (hoặc người hướng dẫn) người lao động nước ngoài thực hiện công việc.

Các xưởng chế biến thực phẩm cần duy trì nhiệt độ phòng ổn định để đảm bảo chất lượng thực phẩm, vì thế mà người lao động sẽ không cảm thấy nóng bức khi làm việc. Hơn thế nữa, môi trường làm việc luôn vệ sinh và sạch sẽ.

Vì công việc đơn giản nên một số người có thể thấy công việc nhàm chán. Tuy nhiên, nếu bạn chăm chỉ và nỗ lực, kỹ năng làm việc sẽ được cải thiện và tốc độ thực hiện công việc cũng nhanh chóng hơn, giúp sản phẩm làm làm chất lượng ngày càng tốt. Một số công việc có thể yêu cầu tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm, đây cũng là yếu tố tích cực giúp người lao động phát triển bản thân, hướng tới thành công trong công việc ở Nhật.

Bên cạnh đó, cũng có nhược điểm khi làm việc trong ngành sản xuất thực phẩm. Một số nhà máy làm việc cả vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nên có thể bạn sẽ phải tăng ca để đẩy nhanh tiến độ công việc và đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp. Mặc dù công việc không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi người làm việc phải đứng nhiều, khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức.

Làm công việc chế biến thực phẩm trong nhà máy, bạn sẽ bị quản lý nghiêm ngặt về các vấn đề sử dụng phụ kiện, lông mi giả, móng tay, khuyên,… Luôn có những hạn chế về ngoại hình cá nhân khi làm việc tại nhà máy.

Một số từ ngữ tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm thường gặp

Học hỏi tiếng Nhật liên quan đến ngành chế biến thực phẩm

  • 洗剤 (せんざい): Chất tẩy rửa.
  • 排水溝 (はいすいこう): Cống thoát nước.
  • 冷凍容器: Hộp đựng đông lạnh.
  • フードカッター: Máy cắt thực phẩm.
  • 真空機 (しんくう): Máy chân không.
  • 食中毒 (しょくちゅうどく): Ngộ độc thực phẩm.
  • 手洗い (てあらい): Rửa tay.
  • 冷凍庫 (れいとうこ): Tủ đông.
  • 酸化防止剤 (さんかぼうしざい): Chất chống oxy hóa.
  • 梱包 (こんぼう): Đóng gói.
  • むきます(剥きます): Gọt vỏ, bóc vỏ.
  • 消費期限 (しょうひきげん): Hạn tiêu dùng.
  • 冷蔵品 (れいぞうひん): Hàng bảo quản lạnh.
  • 焦げます(こげます): Làm cháy đen.
  • 消費期限 (しょうひきげん): Ngày hết hạn.
  • 原材料 (げんざいりょう): Nguyên vật liệu.
  • 常温 (じょうおん): Nhiệt độ phòng.
  • 加工食品: Thức ăn chế biến sẵn.
  • りゅうすい (流水): Nước chảy.
  • そうざい: Món ăn thường ngày.
  • まぜます(混ぜます): Trộn
  • 干します(ほします): Phơi khô.
  • ねかせる/そのままにする: Để cái gì đó trong bao lâu.
  • 漬け込みます(つけこみます): Ngâm muối.
  • 刺身用: Các đồ hải sản có thể dùng làm món sashimi.
  • 自然 派 : Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
  • 放射性 物質: Chất phóng xạ.
  • 炭酸飲料: Đồ uống có bọt.
  • うでぬき: Cái đeo cánh tay.
  • おぼん: Cái khay
  • かご : Cái giỏ
  • 換気(かんき): Thông gió
  • たんざくぎり: Thái miếng
  • ふっとうさせる (沸騰させる): Nấu, sôi, đun sôi
  • すすききり: Thái mỏng
  • かざりつける(飾り付ける): Bày ra bàn
  • 遺伝子組換え食品: Thực phẩm biến đổi gen.
  • トクホ(特定保健用食品): Thực phẩm có chứa các thành phần dành cho một số mục đích sức khỏe cụ thể.
  • 食品添加物と: Phụ gia thực phẩm đề cập đến chất bảo quản, chất làm ngọt, chất tạo màu, hương liệu và các chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm hoặc trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • 食品衛生管理者: Người có trình độ chuyên môn mà người điều hành doanh nghiệp phải thuê khi tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa, sản phẩm thịt, v.v… đòi hỏi mức độ an toàn cao.
  • 炭酸飲料: Một loại nước ngọt có ga chứa khí carbon dioxide.
  • ハサップ方式: Một trong những phương pháp kiểm soát vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm chất lượng cao.
  • ソルビトール(ソルビット): Một loại rượu đường được sản xuất bằng cách khử glucose và được sử dụng làm chất tạo ngọt trong nhiều loại thực phẩm. Nó được tìm thấy tự nhiên với số lượng tương đối lớn trong rong biển và trái cây (lê, táo, mận, v.v.). Mặc dù ít ngọt hơn đường hoặc xi-rô tinh bột nhưng nó có thể giữ lại một lượng nước lớn nên được sử dụng trong các thực phẩm cần ít vị ngọt.
  • アイスグレーズ: Quá trình đông lạnh thực phẩm, sau đó ngâm thực phẩm vào nước làm mát trong vài giây hoặc rưới nước lên thực phẩm, sau đó đông lạnh lại để phủ đều một lớp băng lên bề mặt.
  • 栄養価: Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm được thể hiện bằng chất lượng và số lượng của các thành phần dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất vô cơ và chất xơ.
  • 梱包資材: Vật liệu được sử dụng để vận chuyển sản phẩm, ví dụ như bao bì ni lông, bìa cứng.
  • プラスチックコンテナ: Thùng nhựa làm bằng nhựa dẻo sử dụng để lưu trữ vật phẩm chế biến.

Kết luận

Có rất nhiều từ ngữ tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm mà bạn cần phải học để nâng cao trình độ của bản thân khi làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, đối với một số công việc làm trong nhà máy có mức độ dễ hơn, người lao động chỉ cần học những từ ngữ liên quan đến vật dụng, tên món ăn, phương pháp xử lý,… để giúp công việc trở nên thuận tiện hơn.

Theo dõi các bài viết khác của Mintoku Work để biết nhiều hơn về các ngành nghề thuộc Visa tokutei bạn nhé!


Chia sẻ bài viết này


Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước

Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn

Mui tên lên Độ dốc vòng tròn