Đánh giá bài viết này:

Hướng dẫn đổi quốc tịch Nhật bản từ vĩnh trú

2024.02.13

Xin vĩnh trú, hay đổi quốc tịch đều mang lại lợi ích, là giúp người nước ngoài sinh sống ổn định lâu dài tại Nhật Bản, và tự do hơn trong việc lựa chọn ngành nghề làm việc.

Tuy nhiên, về cơ bản, vĩnh trú cũng chỉ là một tư cách lưu trú, nên bạn có thể bị mất nó nếu vi phạm quy định pháp luật, và sẽ không được hưởng các đặc quyền như công dân người Nhật. Nếu đã có ý định lập gia đình tại Nhật, hãy cân nhắc việc đổi quốc tịch bạn nhé!

Cách đổi quốc tịch Nhật cho người có tư cách vĩnh trú

Cách đổi quốc tịch Nhật cho người có tư cách vĩnh trú

Quyền lợi của người nước ngoài khi đổi quốc tịch Nhật Bản

Đổi quốc tịch có thể hiểu đơn giản là bạn sẽ trở thành người Nhật, và được hưởng các lợi ích của công dân Nhật Bản, kể cả việc tự do tìm kiếm việc làm.

Ngoài ra, bạn sẽ:

  • Có tên tiếng Nhật
  • Có thể đăng ký hộ khẩu tiếng Nhật (vợ chồng đăng ký cùng một sổ)
  • Ra nước ngoài dễ dàng hơn, mà vẫn được chính phủ bảo vệ, nhờ có hộ chiếu Nhật Bản
  • Hưởng chế độ an sinh xã hội (lương hưu, bảo hiểm, giáo dục,…) như người bản xứ
  • Được quyền ứng cử và bầu cử, hoặc trở thành công chức nhà nước (làm việc tại các cơ sở công lập)
  • Đủ điều kiện vay mua nhà, mua ô tô,… tại ngân hàng

Điều kiện để đổi sang quốc tịch Nhật Bản

  • Phải sinh sống liên tục ở Nhật Bản ít nhất 5 năm, và có kinh nghiệm làm  việc (toàn thời gian) ít nhất 3 trong 5 năm đó
  • Phải từ 20 tuổi trở lên (và đáp ứng độ tuổi đủ năng lực hành vi dân sự, theo quy định của quốc gia quê hương người nộp đơn)
  • Đạo đức tốt (không có tiền án tiền sự, ngay cả lỗi vi phạm luật giao thông nhỏ; Đóng thuế, bảo hiểm hưu trí đầy đủ, đúng hạn,…)
  • Có khả năng kiếm sống độc lập, hoặc thu nhập của vợ/chồng/người thân đủ đảm bảo cuộc sống cho gia đình
  • Đảm bảo đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nộp thuế,… ở quê nhà (trước khi bỏ quốc tịch gốc để chuyển sang quốc tịch Nhật Bản)
  • Phải sẵn sàng tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp, cũng như những bộ luật khác ở Nhật Bản
  • Trình độ tiếng Nhật ít nhất tương đương với học sinh lớp 3 bậc tiểu học

Lưu ý: Về nguyên tắc, những người nước ngoài đã có tư cách vĩnh trú chắc chắn đáp ứng tiêu chí về thời gian sinh sống, vì họ phải có 10 năm cư trú ở Nhật, mới xin được vĩnh trú. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận khi ra nước ngoài (nếu không xin giấy phép trước, bạn sẽ bị mất tư cách vĩnh trú).

Việc đổi quốc tịch Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích

Việc đổi quốc tịch Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích

Quy trình nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Nhật Bản

Nếu bạn đã có tư cách vĩnh trú từ trước, thì việc xin nhập tịch cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thu thập một số lượng lớn giấy tờ, vì những điều kiện để nhập tịch rất nghiêm ngặt.

Các bước làm thủ tục như sau:

Tư vấn tại văn phòng luật

Việc chuẩn bị hồ sơ khá phức tạp, nên nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia từ văn phòng luật cấp quận, có thẩm quyền tại địa phương. Họ sẽ đảm bảo bạn nộp đủ các giấy tờ cần thiết, tùy theo tình trạng cá nhân.

Lưu ý:

  • Ước tính số lượng tài liệu cần chuẩn bị lên đến hơn 100 loại. Mặc dù một số giấy tờ, bạn có thể lấy thông qua đại sứ quán ở Nhật Bản, nhưng một số khác đòi hỏi bạn phải về quê nhà lấy, nên sẽ mất khá nhiều thời gian.
  • Để tránh mất thời gian chờ đợi khi đến văn phòng luật, bạn nên đặt lịch hẹn sớm.

Chuẩn bị hồ sơ

Nhìn chung, các giấy tờ chính cần nộp, bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch về người thân (liệt kê các thông tin về vợ/chồng, cha mẹ, con cái,…)
  • Thư bày tỏ nguyện vọng và động lực nhập tịch
  • Sơ yếu lý lịch của bản thân (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, lịch sử cư trú,…)
  • Giấy tờ sơ lược về thu nhập, tài sản
  • Mô tả sơ lược về doanh nghiệp đang làm việc
  • Bản sao thẻ cư trú
  • Giấy tờ chứng minh quốc tịch
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ họ hàng
  • Giấy tờ chứng minh quá trình nộp thuế
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập
  • Giấy tờ chứng minh lý lịch cư trú
Hồ sơ thay đổi quốc tịch Nhật Bản khá phức tạp

Hồ sơ thay đổi quốc tịch Nhật Bản khá phức tạp

Tạo đơn đăng ký

Nếu đã thu thập đầy đủ tài liệu cần thiết, bạn có thể lấy mẫu đơn xin nhập tịch và các mẫu đơn bắt buộc phải điền khác, tại Cục Pháp chế (法務局).

Lưu ý: Nếu không điền đủ thông tin, thì đơn đăng ký của bạn sẽ không được xem xét.

Nộp đơn ở Cục Pháp chế

Bạn phải đặt lịch hẹn trước khi đến Cục pháp chế. Hồ sơ đăng ký của bạn sẽ được kiểm tra tại đây. Nếu có gì thiếu sót, bạn sẽ được yêu cầu bổ sung. Trong trường hợp, không có sai sót, đơn đăng ký coi như đã qua vòng kiểm duyệt.

Phỏng vấn

Tiếp theo là bước phỏng vấn, diễn ra sau khoảng 3 đến 5 tháng kể từ lúc đơn đăng ký được duyệt. Cục Pháp chế chủ yếu đặt câu hỏi xoay quanh những giấy tờ bạn đã nộp, lịch sử cư trú tại Nhật từ trước đến nay,…

Các câu hỏi sẽ khác nhau tùy từng trường hợp, và cũng có thể là phỏng vấn cá nhân hoặc cùng với vợ/chồng/người thân (trong trường hợp, bạn sống cùng gia đình ở Nhật).

Thông báo chấp nhận hoặc từ chối

Sau khi Cục Pháp chế xác định bạn đủ điều kiện, thì hồ sơ đăng ký nhập tịch sẽ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nếu được chấp nhận, tên của bạn sẽ được công bố trên thông báo chính thức. Đồng thời, người phụ trách tại Văn phòng Pháp luật sẽ liên hệ với bạn để yêu cầu bạn có mặt tại văn phòng vào ngày giờ được chỉ định để hoàn thành thủ tục.

Nếu đơn đăng ký của bạn không được chấp thuận, bạn cũng sẽ nhận được thông báo.

Lời kết

Bài viết đã giải thích những điểm cần lưu ý trong quá trình xin chuyển đổi quốc tịch Nhật Bản, dành cho người có tư cách vĩnh trú. Tuy nhiên, đây là một quyết định quan trọng, và phải đánh đổi một số thứ (ví dụ: quốc tịch gốc của bạn). Do đó, hãy cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện nhé!

Tìm đọc thêm các bài viết hấp dẫn tại Mintoku Work!


Chia sẻ bài viết này


Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước

Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn