Đánh giá bài viết này:
2024.01.16
Mặc dù cùng là quốc gia thuộc châu Á nhưng văn hóa phong tục Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Đây cũng là những kiến thức mà các bạn du học sinh, thực tập sinh hay lao động đi Nhật cần phải nắm bắt để ứng xử sao cho phù hợp.
Đặc điểm của văn hóa phong tục Nhật Bản
Văn hóa phong tục Nhật Bản là nền văn hóa độc đáo không có hoặc thường ít gặp ở các quốc gia khác. Bởi lẽ, văn hóa Nhật được hình thành dựa trên việc du nhập, giao thoa với nền văn hóa từ bên ngoài, kết hợp với điều kiện, khí hậu của địa phương cùng các giá trị tồn tại lâu đời.
Văn hóa Nhật Bản lan rộng khắp thế giới khi nước Nhật mở rộng giao lưu với các nước phương Tây sau thời Minh Trị Duy tân. Sau đó, Nhật Bản trải qua thời kỳ “Văn minh và Khải sáng”, tiếp thu một cách tích cực và có chọn lọc các văn hóa phương Tây và thay đổi lối sống. Đồng thời, nền văn hóa độc đáo của Nhật cũng dần lan rộng ra các nước khác.
Văn hóa phong tục Nhật Bản rất độc đáo, chẳng hạn như tránh tiếp xúc cơ thể về luôn coi trọng việc công đặt trên việc tư. Ở các nước phương Tây, giao tiếp bằng cách bắt tay hoặc ôm là rất phổ biến, nhưng ở Nhật thì đây lại là văn hóa khác thường. Đặc điểm của người Nhật là coi trọng giao tiếp bằng lời nói và khiêm tốn tới mức coi đó là một nét văn hóa.
Nhật Bản là một quốc đảo được bao quanh bởi biển, bị cô lập với thế giới trong thời kỳ Edo và ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cũng chính vì thế mà trong suốt giai đoạn lịch sử này, tổ tiên của người Nhật đã phát triển văn hóa phong tục riêng và lưu truyền cho tới ngày nay.
Văn hóa phong tục Nhật Bản về cách ăn uống
Ẩm thực của Nhật Bản là văn hóa truyền thống và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2023. Cùng với đó, người Nhật cũng có văn hóa phong tục riêng trong cách thưởng thức ẩm thực..
Nói “itadakimasu” (いただきます) và “gochisousama” (ごちそうさま)khi ăn
Văn hóa phong tục Nhật Bản rất độc đáo, họ sẽ nói “itadakimasu” trước khi ăn và “gochisousama” sau khi ăn để cảm ơn thiên nhiên vì đã trao tặng các sinh vật sống, rau ranh tự nhiên và tỏ lòng biết ơn tới những người đã bỏ công sức để nấu ra một bữa ăn ngon phục vụ mọi người.
Phong tục cầm dụng cụ ăn uống
Văn hóa ăn uống của người Nhật khá giống với Việt Nam khi có phong tục cầm bát để đựng, hứng thức ăn. Thay vì cầm dĩa, chén và đưa thức ăn từ đĩa trên bàn lên thẳng miệng thì người Nhật sẽ cầm theo một chiếc bát để hứng thức ăn, tránh để thức ăn bị rơi trong quá trình gắp đồ ăn. Nếu đến Nhật và không cầm dụng cụ riêng khi ăn, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự và tạo ấn tượng xấu với người bản địa.
Sử dụng đũa trong bữa ăn
Sử dụng đũa trong hầu hết các bữa ăn là một văn hóa phong tục Nhật Bản thú vị và khá phổ biến ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Nhưng ở Nhật, đũa được sử dụng ở mọi bữa ăn và được coi là dụng cụ ăn uống không thể thay thế từ xưa tới nay.
Văn hóa phong tục Nhật Bản truyền thống
Phong tục truyền thống của Nhật Bản được lưu truyền từ thời xa xưa đến nay và vẫn còn phát triển rất mạnh mẽ. Đôi khi, văn hóa phong tục Nhật Bản còn thu hút sự chú ý của các du khách quốc tế và giúp kích cầu du lịch cho đất nước.
Wabi-sabi (わびさび)
Wabi-sabi là từ ngữ thể hiện thẩm mỹ của người Nhật, kết hợp giữa hai từ “wabi” và “sabi”. Triết lý này mang ý nghĩa rằng hãy chấp nhận những thứ không hoàn hảo, bởi vì hạnh phúc là khi con người chấp nhận sống với khiếm khuyết. Wabi-sabi không chỉ là tư tưởng mới của người dân Nhật Bản mà còn được thể hiện như một văn hóa phong tục khi trang trí nhà cửa, vườn tược, hàng quán,…
Nghệ thuật biểu diễn
Ở Nhật có nghệ thuật biểu diễn truyền thống như Rakugo (落語) và Kabuki (歌舞伎). Loại hình kịch nói tạp kỹ Rakugo đã có từ thời Heian (平安), khi ấy mọi người thích chia sẻ về những câu chuyện hài hước. Vào thời điểm đó, các nhà Phật giáo thích trích dẫn các tập truyện để truyền tải lời dạy của Đức Phật theo một cách thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
Tuy nhiên, phải tới thời kỳ Edo (江戸) thì Rakugo mới phát triển như một hình thức giải trí phổ thông và những nghệ sĩ giải trí biểu diễn độc thoại hài hước trên sân khấu được gọi là Rakugoka (落語家).
Còn Kabuki là một loại hình sân khấu cổ điển của Nhật, bắt nguồn từ 400 năm trước và được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 11/2005. Nét đặc trưng của loại hình này là bộ trang phục biểu diễn lộng lẫy, lớp phấn trang điểm đậm và tài năng diễn xuất của diễn viên.
Tôn trọng thiên nhiên
Một văn hóa phong tục Nhật Bản được áp dụng ở hầu hết các hoạt động của người Nhật là tôn trọng thiên nhiên hơn những thứ nhân tạo. Người dân bản địa không chỉ coi thiên nhiên là điều quan trọng trong cuộc sống mà còn có thái độ kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi thảm họa như động đất, sóng thần. Họ coi đó là những điều hiển nhiên và mạnh mẽ đối phó chứ không chỉ trích, lăng mạ thánh thần.
Văn hóa phong tục Nhật Bản trong cuộc sống hàng ngày
Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật Bản cũng có những nét văn hóa đặc trưng.
Thái độ khiêm tốn
Văn hóa sống của người Nhật là khiêm tốn trong mọi tình huống hàng ngày. Họ sống khiêm tốn vì muốn xem trọng, ưu tiên đối phương và hạ mình xuống thấp hơn. Trong văn hóa người Nhật, có một câu ngạn ngữ là “Chim ưng khôn giấu móng vuốt”. Câu nói này thể hiện quan điểm người cần giỏi, địa vị càng cao thì càng cần khiêm tốn. Và bản thân người Nhật cũng không thích được khen quá nhiều, tránh khoe khoang và bộc lộ cá tính riêng của bản thân.
Ngắm hoa anh đào nở
Ngắm hoa anh đào không chỉ là một hoạt động để thưởng thức và chiêm ngưỡng những bông hoa đẹp mà còn là một nét văn hóa truyền thống báo hiệu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt để chào đón mùa xuân ấm áp. Trong văn hóa phong tục Nhật Bản, mọi người sẽ đem một tấm vải ra công viên ngồi thư giãn, ngắm hoa anh đào nở, uống nước và ăn cơm hộp cùng nhau.
Ngắm hoa anh đào cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.
Ngâm mình trong suối nước nóng
Ngâm suối nước nóng là một văn hóa phong tục Nhật Bản có nhiều lợi ích, đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi và cần chữa lành. Khi du lịch Nhật, chắc hẳn bạn luôn thấy các nhà trọ có suối nước nóng truyền thống. Đối với người Nhật, suối nước nóng không chỉ để gột rửa bụi trần trên cơ thể mà còn là một lễ nghi bày tỏ lòng biết ơn với phước lành mà Trái Đất đã ban tặng và thanh lọc tâm trí của người ngâm nước.
Giữ im lặng khi đi tàu
Ở Nhật Bản, việc giữ trật tự khi ở trên tàu là một phép lịch sự tối thiểu. Có một quy tắc rõ ràng là bạn không được nói chuyện điện thoại khi đang đi phương tiện công cộng. Chính vì thế mà ngay cả khi ngồi trên tàu, bạn cũng có thể tận hưởng được cảm giác yên tĩnh, thư thái đầu óc, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.
Cởi giày trước khi vào nhà
Trong văn hóa phong tục Nhật Bản, người dân sẽ cởi giày và xếp gọn gàng trước khi bước vào phòng. Quy tắc là cởi giày, hướng mặt về đằng trước, sau đó ngồi xổm xuống và đặt giày sao cho mũi giày hướng ra bên ngoài. Đây là phong tục rất thú vị không có ở các nước bên Tây. Tại Việt Nam, chúng ta cũng sẽ cởi giày, dép trước khi bước vào nhà nếu như sàn nhà lát gạch hoặc đá hoa. Tuy nhiên sau đó sẽ sử dụng dép riêng đi trong nhà và không cần sắp xếp giày, dép theo bất cứ hướng nào. Vì thế, có thể nói đây là phong tục riêng độc đáo chỉ có ở Nhật Bản.
Kết luận
Văn hóa phong tục Nhật Bản thâm nhập vào nhiều thứ, bao gồm văn hóa truyền thống, cuộc sống hàng ngày và ẩm thực địa phương. Còn rất nhiều nét văn hóa khác của người Nhật chưa được giới thiệu trong bài viết này. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hãy theo dõi các bài viết khác trên website của chúng tôi nhé!
Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước
Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn
Thắng
Vu
Khải