Đánh giá bài viết này:
2023.10.31
Ít ai biết rằng Nhật Bản là đất nước có ngành thời trang phát triển nhất nhì thế giới. Thời trang Nhật không chỉ đa dạng về phong cách, sự thể hiện, mà còn dẫn đầu về tính nghệ thuật cao. Do đó, ngành này mở ra nhiều cơ hội việc làm kỹ sư may mặc cho các bạn trẻ nước ngoài, như Việt Nam, đăng ký tham gia.
Hiện nay, “nghề kỹ sư may mặc” vẫn còn khá mới lạ, khiến nhiều bạn chưa biết đến tiềm năng của nó. Vậy hãy cùng Minna No Tokugi tìm hiểu về đơn hàng kỹ sư may mặc làm việc tại Nhật Bản trong bài viết này nhé!
Công việc của kỹ sư may mặc Nhật Bản bao gồm những gì?
Về cơ bản, nghề kỹ sư may mặc ở Nhật Bản cũng tương đồng với nghề may tại Việt Nam. Do đó, kỹ sư may mặc sẽ đảm nhiệm những công việc chính như sau:
- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của người tiêu dùng (về kiểu dáng, màu sắc, phong cách,…) và những xu hướng thời trang mới.
- Lên ý tưởng và phát triển mẫu thiết kế tại các phòng kỹ thuật hoặc xưởng sản xuất.
- Tìm kiếm phụ kiện, nguyên vật liệu, hoa văn, màu sắc,…
- Kiểm tra thông số (kích cỡ) của mặt hàng thời trang.
- Xem xét mẫu thành phẩm, xác định những điểm cần điều chỉnh.
- Lên kế hoạch và điều hành sản xuất.
- Giám sát quy trình sản xuất.
- Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc.
- Định giá sản phẩm làm ra.
- Tổ trưởng may mẫu trong dây chuyền sản xuất.
- Huấn luyện và kiểm tra tay nghề công nhân.
Lợi ích khi tham gia đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật:
- Chi phí tham gia thấp (trung bình 4000 USD). Trình độ tiếng Nhật của bạn càng tốt, từ N3 trở lên, thì phí tham gia sẽ càng thấp hơn nữa.
- Cơ hội làm việc tại môi trường chuyên nghiệp với những chuyên gia hàng đầu và được tiếp cận với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
- Hưởng mức lương cao từ 20 đến 24 man mỗi tháng (tương đương 32 đến 39 triệu VNĐ/tháng), chưa tính tăng ca, phụ cấp, thưởng.
- Được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, xem xét tăng lương/thưởng hàng năm,…
- Có thể đăng ký làm thêm từ 40 – 60h mỗi tháng.
- Khi sang Nhật theo diện visa kỹ sư, bạn còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như được bảo lãnh vợ/chồng, con cái sang sống cùng và có thể xin visa vĩnh trú trong tương lai.
Điều kiện tham gia đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
- Giới tính: Nam/nữ;
- Độ tuổi: Từ 23 đến 35;
- Ngoại hình: Nam 1m60 – 50 kg trở lên, Nữ 1m50 – 40 kg trở lên;
- Sức khỏe: Tốt, không mắc những bệnh cấm xuất khẩu lao động sang Nhật như viêm gan B/C, HIV, lao phổi,…
- Học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng/đại học trở lên, đúng chuyên ngành công nghệ may, thiết kế thời trang, hoặc các chuyên ngành khác liên quan đến may mặc;
- Tiếng Nhật: Không yêu cầu, nhưng nếu sở hữu chứng chỉ JLPT N4 trở lên là một điểm cộng lớn;
- Kỹ năng: Thành thạo vẽ, thiết kế bằng phần mềm CAD/CAM, giỏi tin học văn phòng,…
- Tính cách: trung thực, chăm chỉ, cẩn thận, có trách nhiệm, có khả năng chịu áp lực cao, làm việc độc lập,…
- Kinh nghiệm: ưu tiên người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành may mặc;
- Yêu cầu khác: Kiến thức chuyên sâu về ngành may mặc.
Các bước đi Nhật diện kỹ sư may mặc
Bước 1: Tìm hiểu đơn hàng
Tìm hiểu những đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật mới nhất đang tuyển
Bước 2: Nộp hồ sơ xin việc và phỏng vấn
Cũng giống như khi đi xin việc ở Việt Nam, bạn phải gửi sơ yếu lý lịch/CV cho nhà tuyển dụng để được xem xét. Lưu ý, nhà tuyển dụng thường quan tâm đến yếu tố: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, ngoại ngữ,… Do đó, bạn nên đưa đầy đủ những thông tin này vào hồ sơ để gây ấn tượng.
Sau khi qua được bước sàng lọc, bạn cần tiếp tục vượt qua vòng phỏng vấn, thì mới có thể trở thành nhân viên chính thức tại công ty. Trong bài viết lần trước, Minna No Tokugi đã hướng dẫn chi tiết về những nguyên tắc nên biết khi phỏng vấn xin việc với người Nhật. Bạn tham khảo tại đây nhé!
Bước 3: Ký kết hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là giấy tờ minh chứng bạn đã xin việc tại Nhật thành công, và bạn sẽ cần nộp nó khi làm thủ tục xin visa. Trên hợp đồng lao động, bạn và công ty phải giao kết về mức lương, nội dung công việc, địa điểm làm việc,…
Về nguyên tắc, các điều luật và quy định của Nhật cấm phân biệt đối xử với người lao động nước ngoài, nên bạn có thể yên tâm rằng những phúc lợi bạn nhận được sẽ ngang bằng với công dân người Nhật.
Tuy nhiên, để tránh lừa đảo, bạn cũng nên tìm việc trên những trang web uy tín, được thành lập theo đúng quy định pháp luật, như Minna No Tokugi nhé!
Bước 4: Xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là một phần không thể thiếu để hoàn thiện hồ sơ xin visa kỹ sư. Do bạn đang ở Việt Nam, nên công ty sẽ thay mặt bạn nộp đơn xin phép tại văn phòng cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực, và sau đó, gửi giấy này về quê nhà cho bạn.
Bước 5: Xin visa và nhập cảnh
Bên cạnh giấy chứng nhận tư cách lưu trú, hồ sơ xin visa của bạn phải bao gồm: hợp đồng lao động, ảnh thẻ, hộ chiếu, tờ khai xin cấp visa, thông báo tuyển dụng,… (đảm bảo tất cả đều còn hạn từ 3 – 6 tháng).
Bạn đến đại sứ quán Nhật Bản để nộp các giấy tờ này và đăng ký. Nếu không có sai sót gì, thì visa của bạn sẽ được cấp trong vòng 1 tuần kể từ ngày đăng ký.
Sau khi có thị thực, bạn nên nhập cảnh Nhật Bản trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Thẻ cư trú của bạn sẽ được cấp tại sân bay của Nhật khi bạn hạ cánh. Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu làm việc.
Lời kết
Nghề kỹ sư may mặc thường phù hợp với những người yêu thích sự sáng tạo, có mắt thẩm mỹ và tính cẩn thận cao. Tuy nhiên, nếu muốn đạt mức lương cao và thăng tiến xa trong ngành này, bạn nên tìm việc ở các quốc gia có nền công nghiệp thời trang tăng trưởng nhanh chóng như Nhật Bản. Khám phá ngay các cơ hội việc làm mới nhất tại đây.
Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước
Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn
Thắng
Vu
Khải