Đánh giá bài viết này:

Chứng chỉ Tokutei là gì? Làm sao để đậu chứng chỉ Tokutei?

2023.09.04

Những lao động nước ngoài muốn xuất khẩu sang Nhật làm việc hẳn đã nghe đến visa Tokutei Ginou, được xem như “tấm vé” kéo dài thời gian cư trú. Dù là người lần đầu xuất ngoại hay muốn chuyển sang Tokutei trái ngành, bạn đều khó tránh khỏi việc thi chứng chỉ Tokutei. Đây cũng là phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin cấp visa.

Chứng chỉ Tokutei là phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin cấp visa

Vậy bạn đã biết chứng chỉ Tokutei là gì? và làm sao để có được chứng chỉ Tokutei chưa? Nếu chưa cũng đừng lo lắng. Hãy tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Chứng chỉ Tokutei là gì?

Chứng chỉ Tokutei (hay chứng chỉ ngành Tokutei), có thể hiểu là chứng chỉ kỹ năng đặc định, chỉ cấp cho những người lao động đủ trình độ thuộc 1 trong 14 nhóm ngành sau:

(1) Nông nghiệp; (2) Hàng không; (3) Vệ sinh tòa nhà; (4) Xây dựng; (5) Điện – điện tử – viễn thông; (6) Ngư nghiệp; (7) Chế biến thực phẩm; (8) Điều dưỡng; (9) Khách sạn; (10) Công nghiệp máy móc; (11) Gia công chế tạo công nghiệp; (12) Nhà hàng; (13) Đóng tàu; (14) Bảo dưỡng xe ô tô.

Nguời lần đầu xuất khẩu lao động sang Nhật, diện thực tập sinh hoặc du học sinh tại Nhật muốn xin thị thực Tokutei Ginou của ngành nào trong số 14 ngành trên, đều phải thi chứng chỉ Tokutei của ngành đó.

Ví dụ, thực tập sinh ngành may không thể thi lên Tokutei, vì ngành may không thuộc trong nhóm 14 ngành trên.

Tuy nhiên, thực tập sinh ngành chế biến có thể lên Tokutei của ngành chế biến và sau đó, tiếp tục làm việc trong ngành này. Nếu trường hợp thực tập sinh ngành chế biến muốn chuyển sang ngành khác làm, thì vẫn phải thi chứng chỉ Tokutei của ngành mới.

Ai được miễn thi chứng chỉ Tokutei?

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau, bạn sẽ được miễn thi chứng chỉ Tokutei.

  • Thực tập sinh sống tại Nhật Bản: sắp hoàn thành chương trình 3 năm có thể chuyển sang thị thực “lao động có kỹ năng đặc định” mà không phải thi. Điều kiện là bạn sẽ tiếp tục làm việc trong ngành nghề hiện tại.
  • Thực tập sinh về nước: muốn quay lại Nhật tiếp tục làm trong ngành trước đây có thể được miễn thi. Yêu cầu thời gian làm việc trước đây trên 2 năm 10 tháng theo diện chương trình 3 năm.

Riêng du học sinh, thực tập sinh (1 năm) về nước vẫn bắt buộc phải thi chứng chỉ Tokutei, nhưng có thể được miễn thi tiếng Nhật nếu đã đạt chứng chỉ tiếng Nhật N4 trở lên, hoặc đáp ứng theo yêu cầu tiếng Nhật của công ty tiếp nhận.

Kỳ thi chứng chỉ Tokutei có khó không?

Mục đích của kỳ thi chứng chỉ Tokutei là nhằm xem xét trình độ tay nghề và kiến thức trong công việc của bạn có đáp ứng tiêu chuẩn của công ty, xí nghiệp bên Nhật hay không. Mỗi ngành có một bài thi khác nhau. Dưới đây là thông tin về bài thi của 2 ngành tiêu biểu nhất.

Ngành điều dưỡng

Bài thi đánh giá nghiệp vụ điều dưỡng cơ bản, như chăm sóc thể chất và tinh thần người bệnh. Số lượng câu hỏi là 45 câu trong thời gian 60 phút. Dù có cả lý thuyết và thực hành nhưng tất cả đều thực hiện trên máy tính, không yêu cầu làm thực tế.

Phần thực hành gồm 5 câu, dưới dạng trả lời câu hỏi tình huống. Phần lý thuyết 40 câu, có nội dung như sau:

  • Kiến thức căn bản về chăm sóc: 10 câu
  • Cơ chế tâm trí và cơ thể người: 6 câu
  • Kỹ năng giao tiếp: 4 câu
  • Kỹ năng hỗ trợ cuộc sống: 20 câu

Ngành khách sạn

Bài đánh giá kỹ năng đặc định ngành khách sạn gồm 2 phần, thi trên giấy và thi vấn đáp. Phần thi giấy không thiên về lý thuyết mà có nhiều câu để bạn thể hiện thái độ, kinh nghiệm làm việc.

Khi ôn luyện phần này, bạn nên nắm chắc kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hiểu biết cơ bản liên quan đến tác phong, hành vi, quy tắc ứng xử,…

Bài thi kỹ năng đặc định ngành khách sạn bao gồm vấn đáp

Phần thi thực hành có phần khó hơn thi giấy. Bạn sẽ được yêu cầu xử lý tình huống theo nguyện vọng khách hàng sao cho thuyết phục nhất. Bên cạnh nghiệp vụ lễ tân, thí sinh cần biết lập kế hoạch, quảng cáo, tiếp khách và nghiệp vụ nhà hàng.

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật

Bên cạnh chứng chỉ Tokutei, một trong những yêu cầu khác cần đáp ứng để xin visa Tokutei là trình độ tiếng Nhật. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (Japanese Language Proficiency Test – JLPT) được tổ chức nhằm đánh giá khả năng tiếng Nhật của những người không nói tiếng Nhật như ngôn ngữ đầu tiên (tiếng mẹ đẻ).

Có 5 cấp độ kiểm tra, từ N1 đến N5. Trong đó, N1 là cấp cao nhất và N5 là cấp thấp nhất. Những người muốn có tư cách lưu trú của “lao động có tay nghề đặc định” phải đạt chứng chỉ N4. Trình độ sơ cấp (N4) chỉ yêu cầu khả năng hiểu cơ bản.

Đánh giá bài thi năng lực tiếng Nhật N4 

Để đạt được chứng chỉ JLPT N4, bạn cần trang bị khoảng 300 chữ Kanji, 1500 từ vựng, và 200 mẫu ngữ pháp. Thời gian ôn luyện có thể mất từ 4 đến 6 tháng, tùy khả năng từng bạn.

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần, như sau:

  • Phần 1: Kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, chữ cái); Thời gian: 30 phút.
  • Phần 2: Đọc hiểu; Thời gian: 60 phút.
  • Phần 3: Nghe; Thời gian: 35 phút.

Bài thi có điểm tổng tối đa là 180. Phần kiến thức ngôn ngữ và đọc hiểu có điểm tối đa 120; Phần nghe hiểu cao nhất 60 điểm.

Những địa điểm thi chứng chỉ tiếng Nhật tại Việt Nam

Những bạn ở Việt Nam có thể đăng ký và dự kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế. Kỳ thi này tổ chức 2 lần một năm, vào tháng 7 và tháng 12.

Kỳ thi tiếng Nhật Foundation

Không chỉ JLPT, bạn cũng có thể hoàn thành tiêu chí tiếng Nhật bằng cách đạt chứng chỉ JFT-Basic từ kỳ thi tiếng Nhật Foundation. Kỳ thi tổ chức 6 lần/năm, với hình thức thực hiện trên máy tính, nhằm kiểm tra khả năng giao tiếp hàng ngày và trong công việc.

Chứng minh năng lực tiếng Nhật thông qua chứng chỉ JFT-Basic

Bố cục bài thi gồm 4 phần, mỗi phần khoảng 15 câu hỏi.

  • Từ vựng: kiểm tra đọc hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đọc chữ Kanji.
  • Hội thoại và ngữ pháp: đánh giá khả năng diễn đạt cơ bản phù hợp với ngữ cảnh.
  • Nghe hiểu: xem xét khả năng nghe – hiểu nội dung trao đổi của các tình huống hàng ngày hoặc thông báo, hướng dẫn được phát qua loa.
  • Đọc hiểu: yêu cầu đọc hiểu được các văn bản ngắn như bản tin, quảng cáo,…

Tham khảo thêm các công việc Tokutei đang tuyển tại đây


Chia sẻ bài viết này


Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước

Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn