Đánh giá bài viết này:

Làm sao để đi Nhật diện kỹ sư? Hướng dẫn thủ tục đầy đủ 2023

2023.08.30

Theo thống kê, người Việt Nam chiếm đến 1/4 lao động nước ngoài ở Nhật Bản. Cụ thể, có hơn 200.000 thực tập sinh nhập cảnh và khoảng 77.000 lao động đặc định đang sinh sống, làm việc tại quốc gia này. Có thể thấy, sự thiếu hụt lao động tại Nhật đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ Việt. Không riêng gì những người lao động nước ngoài làm việc chân tay, ngay cả các kỹ sư với trình độ học vấn cao cũng được săn đón rất nhiều.

Hướng dẫn thủ tục đi Nhật diện kỹ sư

Nhưng làm sao để đi Nhật diện kỹ sư? thủ tục có phức tạp và khó khăn không? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Thị thực kỹ sư là gì?

Thị thực kỹ sư nhằm xác nhận một người được phép nhập cảnh và sinh sống, làm việc tại Nhật Bản với tư cách là một kỹ sư. Hiện nay, tình trạng thiếu lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao trong các ngành khoa học, kỹ thuật đã trở nên đáng báo động ở Nhật. Vì vậy, chính phủ đã có nhiều chính sách thu hút lao động nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt trên.

Kỹ sư được định nghĩa là “nguồn nhân lực có kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến kỹ thuật”, hay còn được gọi là “kỹ thuật viên” ở Nhật Bản. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, kỹ sư luôn là nghề được xã hội trọng dụng. Một người được xem là kỹ sư thường phải đáp ứng 2 tiêu chí: (1) tốt nghiệp cao đẳng – đại học trở lên hoặc có bằng cấp từ trường dạy nghề của Nhật Bản; (2) sở hữu 10 năm kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí liên quan.

Làm sao để đi Nhật diện kỹ sư?

Để đi Nhật diện kỹ sư, bạn có thể xin visa kỹ sư như đã đề cập ở trên nếu đáp ứng được điều kiện. Tuy nhiên, tình trạng cư trú của kỹ sư cũng sẽ được cấp cho các trường hợp sau:

Chuyên gia có tay nghề cao

Chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao là nguồn nhân lực không thể thay thế, được kỳ vọng sẽ mang lại sự đổi mới cho các ngành công nghiệp của Nhật Bản. Để đủ điều kiện, những người này phải có tổng điểm ít nhất là 70, được đánh giá bởi hệ thống điểm cho nhân viên có tay nghề cao tại Nhật Bản. Cụ thể, chuyên gia có tay nghề cao phải vượt qua bài kiểm tra trình độ làm việc khi đăng ký tại Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực của Nhật Bản.

Thuyên chuyển nội bộ

Tại Nhật Bản, có tư cách lưu trú dành cho “người luân chuyển trong nội bộ công ty”, được thiết lập để tiếp nhận người nước ngoài từ trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty ở nước ngoài được mời sang làm việc tại chi nhánh Nhật Bản.

Tư cách lưu trú kỹ sư được cấp cho những người thuyên chuyển nội bộ

Thuộc một trong các tình trạng cư trú sau

Về nguyên tắc, nếu bạn có một trong 4 tư cách lưu trú này: (1) thường trú nhân, (2) cư trú dài hạn, (3) là vợ/chồng của người Nhật và (4) là vợ/chồng của thường trú nhân, thì bạn có thể được thuê làm kỹ sư.

Thủ tục xin visa kỹ sư đầy đủ

Thủ tục xin visa kỹ sư đối với người lao động nước ngoài sống tại nước ngoài và người lao động nước ngoài sống tại Nhật Bản có sự khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hai quy trình trên.

Kỹ sư nước ngoài sống bên ngoài Nhật Bản

Nhìn chung, quy trình để xin được thị thực kỹ sư cho người nước ngoài sống bên ngoài Nhật Bản cần trải qua 4 bước chính.

Bước 1: Ký kết hợp đồng lao động

Trước tiên, người lao động nước ngoài và công ty tại Nhật phải ký kết hợp đồng lao động. Trong đó, giao kết những điểm chính sau:

  • Nội dung công việc: kỹ sư sẽ làm đúng những nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển. Ví dụ, ngay cả khi được tuyển dụng bởi một công ty phát triển phần mềm, nhưng nếu công việc của bạn là “văn phòng”, bạn sẽ không được cấp thị thực kỹ sư.
  • Phù hợp với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc: vị trí làm việc phải phù hợp với trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc trước đây của người nước ngoài.
  • Mức lương: bằng hoặc cao hơn so với kỹ sư Nhật Bản cùng chức vụ. Tham khảo các tin tuyển dụng để biết giá thị trường.

Bước 2: Xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Đối với người nước ngoài sống bên ngoài Nhật Bản, công ty tiếp nhận sẽ giúp bạn xin giấy này từ Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực. Thời gian xử lý đơn đăng ký thường từ 1 đến 3 tháng. Sau khi nhận được giấy, công ty sẽ gửi cho kỹ sư tại quê nhà để bổ sung vào hồ sơ xin visa.

Công ty và kỹ sư ký kết hợp đồng lao động

Bước 3: Xin thị thực tại Đại sứ quán Nhật Bản

Bên cạnh giấy chứng nhận tư cách lưu trú, người lao động phải tự chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác và mang đến Đại sứ quán Nhật Bản tại quốc gia mình để xin cấp visa. Các giấy tờ khác bao gồm:

  • Tờ khai xin cấp visa
  • Hộ chiếu
  • Ảnh thẻ
  • Hợp đồng lao động
  • Thông báo tuyển dụng
  • Các giấy tờ khác

Trong thời gian 5 ngày đến 1 tuần, hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt.

Bước 4: Nhập cảnh và làm việc

Nếu đã có thị thực, kỹ sư nên nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Sau khi hạ cánh tại sân bay, kỹ sư sẽ nhận được thẻ cư trú, ghi nhận tư cách lưu trú và thời hạn hiệu lực. Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu làm việc.

Kỹ sư nước ngoài sống tại Nhật Bản

Người nước ngoài sống tại Nhật Bản với tình trạng cư trú khác (như sinh viên, hay người nước ngoài làm việc trong ngành khác) không cần phải xin thị thực nữa, nhưng cần xin phép thay đổi tư cách lưu trú. Đó là điều bắt buộc để có thể làm việc như một kỹ sư. Quy trình thường trải qua ba bước:

Bước 1: Ký kết hợp đồng lao động

Thông qua các kênh tìm việc, người lao động có thể ứng tuyển vào vị trí mong muốn. Nếu được tuyển dụng, bạn và công ty nơi bạn làm việc sẽ ký kết hợp đồng lao động.

Bước 2: Xin phép thay đổi tư cách lưu trú

Nộp đơn xin phép thay đổi tư cách lưu trú tại văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực. Nhớ mang theo hộ chiếu và thẻ cư trú. Thường mất khoảng 1 đến 2 tháng thì tư cách lưu trú mới được đổi.

Bước 3: Nhận thẻ cư trú mới

Khi có kết quả đăng ký, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gửi thông báo cho bạn. Lúc đó, chỉ cần mang theo hộ chiếu, thẻ cư trú, thông báo và phiếu tiếp nhận hồ sơ đến để thẻ cư trú mới.

Tìm kiếm đơn Kỹ sư đang tuyển tại đây


Chia sẻ bài viết này


Tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn tận tình từ khâu tìm việc cho đến khi bạn trở về nước

Tư vấn viên người Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn