Rate this article:
2023.10.27
Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản từ lâu đã phổ biến với những bạn trẻ Việt Nam có mong muốn xuất khẩu lao động, để nâng cao thu nhập và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp thực tập sinh bị ép làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, lương thấp.
Vậy chính phủ Nhật Bản có hướng thay đổi như thế nào nhằm cải thiện tình hình trên? Chương trình thực tập sinh kỹ năng có thật sự bị xóa bỏ như nhiều báo đưa tin? Minna No Tokugi sẽ giải đáp tất cả cho bạn trong bài viết này.
Chương trình Thực tập sinh kỹ năng là gì?
Chương trình thực tập sinh kỹ năng ra đời với mục đích chuyển giao kiến thức, kỹ năng về công nghệ, kỹ thuật của Nhật Bản cho người lao động của các nước đang phát triển.
Đây là chương trình hợp tác, được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm tạo điều kiện cho những người lao động trẻ Việt Nam nâng cao tay nghề, cải thiện tác phong làm việc, ngoại ngữ,… thông qua công việc thực tế trong các ngành nghề của Nhật Bản.
Sau khi về nước, bạn sẽ tích lũy được một số vốn (từ 600 đến 800 triệu đồng) và có cơ hội làm việc trong các tập đoàn lớn.
Chương trình thực tập sinh kỹ năng còn phổ biến với những tên gọi khác như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản, Tu nghiệp sinh Nhật Bản,… Thời gian làm việc kéo dài từ 1 đến 5 năm, và chia thành 3 loại:
- Chương trình thực tập kỹ năng số 1: Tham gia các khóa học ngắn hạn và làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp tiếp nhận. Nếu ngay từ đầu, bạn chọn chương trình thực tập 1 năm, thì hết giai đoạn 1 này, bạn sẽ về nước.
- Chương trình thực tập kỹ năng số 2: Nếu bạn lựa chọn hợp đồng 3 năm, thì sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 1, bạn sẽ thi kiểm tra trình độ kỹ năng cơ bản cấp 2 để chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 2.
- Chương trình thực tập kỹ năng số 3: Khi hoàn thành xong chương trình thực tập kỹ năng số 2, bạn có thể thi tay nghề bậc 3 để gia hạn hợp đồng thêm 2 năm và chuyển sang diện Kỹ năng số 3, hoặc chuyển sang diện Kỹ năng đặc định số 1 (5 năm) trong cùng ngành nghề làm việc.
Thực trạng chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản
Nghiên cứu ước tính đến năm 2040, Nhật Bản sẽ thiếu hụt hơn 11 triệu lao động. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực nước ngoài vẫn đang tăng cao. Để giải quyết thực trạng trên, chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều loại visa với ưu đãi hấp dẫn cho người nước ngoài, mà điển hình nhất là chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Kể từ khi thành lập vào năm 1993, chương trình này đã giúp Nhật Bản thu hút 330.000 người lao động. Trong số đó, người Việt Nam chiếm hơn 50%. Tuy nhiên, chương trình cũng đang đối mặt với sự chỉ trích từ dư luận, vì không thực hiện đúng cam kết “đóng góp quốc tế” như ban đầu. Công việc của thực tập sinh thực tế là những việc “chân tay” nặng nhọc mà người Nhật không muốn làm.
Những khó khăn mà người lao động nước ngoài phải đối diện
Nói về vấn đề trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, ông Doãn Mậu Diệp cho biết: bản chất của chương trình thực tập sinh kỹ năng là hình thức thuê công nhân nước ngoài giá rẻ, không cần cam kết hay đảm bảo điều kiện làm việc.
Thậm chí, ở những khu vực nông thôn và trong các công ty vừa và nhỏ, thực tập sinh kỹ thuật bị ép làm liên tục nhiều giờ, với mức lương thấp hơn quy định, bị bạo hành, và ngược đãi.
Hậu quả là có 7.000 thực tập sinh đã rời khỏi nơi làm việc (theo thống kê năm 2021), mặc dù về nguyên tắc, thực tập sinh không được phép chuyển công ty hay chuyển việc trong thời hạn hợp đồng.
Trong khi đó, nhiều người lao động nước ngoài phải vay nợ ngân hàng để được sang Nhật làm việc. Quy định trên chính là sự ràng buộc lớn, khiến họ phải chấp nhận làm việc cực khổ.
Đề xuất xóa bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng
Trước tình hình trên, một hội đồng gồm 15 chuyên gia và người đứng đầu chính quyền các thành phố đã được thành lập vào tháng 11/2022 để xem xét lại Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật (Technical Intern Training Program – TITP).
Mặc dù không thể phủ nhận TITP là đóng góp quốc tế quan trọng, và bù đắp sự thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, nhưng nhiều chuyên gia trong nhóm vẫn kêu gọi cải cách hoặc xóa bỏ chương trình, vì mục đích ban đầu của nó và thực tế những gì đang diễn ra đã cách xa nhau.
TITP có những điều khoản vi phạm nhân quyền (quyền tự nhiên của con người). Do đó, hệ thống mới trong tương lai cần làm rõ mục đích đảm bảo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp trong nước, thay vì chỉ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các nước đang phát triển.
Mới đây (vào ngày 10/4/2023), hội đồng chuyên gia đã đưa dự thảo xây dựng hệ thống mới, với những điều kiện thuận lợi cho phép thực tập sinh chuyển việc sang công ty cùng loại hình kinh doanh.
Khẳng định “không xóa bỏ” từ phía Nhật Bản
Hiện nay, nhiều phương tiện truyền thông đều đưa tin Nhật Bản sẽ xóa bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng, và khiến nhiều người lao động nước ngoài (trong đó có Việt Nam) lo lắng.
Để làm rõ vấn đề này, trong buổi tọa đàm (thảo luận) với đại diện Việt Nam vào ngày 5/5/2023, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản – ông Kato Katsunobu tiết lộ chính phủ Nhật đang tiến hành rà soát chương trình thực tập sinh kỹ năng và lao động kỹ năng đặc định.
Tuy nhiên, “Thực chất, chúng tôi không hủy bỏ toàn bộ chương trình”, ông Kato Katsunobu khẳng định thêm. Ngoài ra, việc thay đổi là cần thiết để tạo nên bước ngoặt mới trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài ở Nhật Bản.
Khi nào có thông báo chính thức?
Những thay đổi mới về chương trình thực tập sinh kỹ năng sẽ sớm được thông báo. Dự kiến, cuối năm nay, báo cáo trình Chính phủ của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản sẽ hoàn thiện.
Tìm hiểu các cơ hội việc làm ở Nhật Bản
Để được tư vấn thêm về chương trình thực tập sinh, hay lao động kỹ năng đặc định, bạn liên hệ Minna No Tokugi nhé! Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Minna No Tokugi là đơn vị uy tín, đã giúp đỡ nhiều bạn trẻ Việt Nam sang Nhật làm việc, hưởng mức lương cao. Tham khảo nhiều cơ hội việc làm mới hấp dẫn được cập nhật liên tục tại đây.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad