Rate this article:

Nhảy việc nhiều có ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng không?

2025.04.03

Nhảy việc nhiều thường được xem là dấu hiệu không tốt, cho thấy sự thiếu ổn định và khả năng chịu áp lực kém của ứng viên.

Tuy nhiên, trước thực trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng ở Nhật hiện nay, các ứng viên nhảy việc thường xuyên có thể không bị đánh giá kém nếu họ có thể giải thích mục đích nhảy việc, mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng,…

Cùng Mintoku Work phân tích sâu về vấn đề này trong bài viết nhé!

Thủ tục chuyển việc tại Nhật thường khá phức tạp

Xu hướng nhảy việc theo độ tuổi

Theo khảo sát khoảng 18.022 nhân viên văn phòng toàn thời gian trên toàn quốc (do Recruit Co., Ltd. thực hiện), 62,3% người ở độ tuổi 20 trả lời rằng họ chưa từng chuyển việc.

Nhưng ở độ tuổi 30, có hơn một nửa số người được hỏi trả lời rằng đã từng thay đổi công việc. Ngoài ra, tần suất chuyển việc tăng theo độ tuổi, với khoảng 40% số người ở độ tuổi 50 thay đổi công việc ba lần trở lên.

Tần suất nhảy việc nhiều có ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng không?

Từ kết quả khảo sát ở trên, việc nhân viên văn phòng nhảy việc nhiều không phải hiếm.

Tùy từng ngành hoặc loại hình công việc, các công ty có thể không quá chú trọng đến số lần chuyển việc của người lao động như trước đây, đặc biệt ở những công ty thuộc các lĩnh vực tương đối mới như IT, lập trình web,…

Các công ty đang phát triển và có xu hướng tập trung tuyển dụng nhân viên trình độ trung cấp, hay các công ty liên kết nước ngoài thường quan tâm đến kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên, hơn là số lần họ chuyển việc.

Ngoài ra, báo cáo của viện nghiên cứu Recruit Works cho thấy một người chuyển việc càng nhiều lần, thì tần suất nhảy việc trong một năm càng cao.

Mặt khác, khi số lượng lao động trong nước đang ngày càng suy giảm (do già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm), các công ty Nhật không còn khắt khe về việc ứng viên nhảy việc nhiều.

Tuy nhiên, nếu cân nhắc giữa hai ứng viên có số lần nhảy việc như nhau, người ta có xu hướng quan tâm đến tần suất nhảy việc trong những năm gần nhất. Ví dụ: Một người nhảy việc 3 lần trong 5 năm gần đây thường không được ưu tiên hơn so với người gắn bó với 1 công ty trong 5 năm (dù trước đó họ đã nhảy việc 2 lần).

Hãy giải thích rõ lý do nhảy việc nhiều để tránh gây ấn tượng xấu

Khi nào tần suất nhảy việc nhiều không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá?

Ngay cả khi bạn nhảy việc nhiều lần, điều đó không ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng, nếu rơi vào những trường hợp sau đây:

Nhất quán nghề nghiệp

Sự nhất quán trên con đường phát triển sự nghiệp, sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá tiềm năng thành công của ứng viên. Bạn có thể làm việc ở cùng một vị trí (ví dụ: kế toán, bán hàng,…) trong nhiều ngành, hoặc nhảy việc sang nhiều công ty khác nhau nhưng trong cùng ngành nghề. 

Tuy nhiên, nếu các công việc bạn làm không có sự liên quan nhất định (ví dụ: có một giai đoạn, bạn làm sales, và một giai đoạn khác, bạn làm ở bộ phận Marketing,…), thì hầu như kiến thức chuyên môn ở các vị trí đó không hỗ trợ cho nhau. Như vậy, bạn khó được đánh giá cao hơn những người gắn bó với một lĩnh vực nhiều năm.

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Có 2 loại mục tiêu công việc: ngắn hạn và dài hạn. Khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên nói rõ đích đến (ví dụ: bạn sẽ trở thành ai, thăng tiến lên vị trí nào,… trong thời gian bao nhiêu năm).

Ngoài ra, việc chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ là điều cần thiết, để cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm, khả năng có thể đạt được mục tiêu, cũng như kỹ năng lập kế hoạch của bạn. 

Kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao

Đối với những người lao động có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực nhất định, năng lực của bạn thường là điều được nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

Lời khuyên khi viết CV dành cho người nhảy việc nhiều

Nếu bạn lo lắng về việc bị đánh giá thấp do nhảy việc nhiều, hãy tham khảo ngay những bí quyết viết CV sau đây:

Tóm tắt lịch sử công việc theo nghề nghiệp

Về cơ bản, không có tiêu chuẩn chung nào bắt buộc phải trình bày lịch sử công việc theo thứ tự thời gian.

Đặc biệt, với những người thường xuyên nhảy việc và có nhiều nội dung để đưa vào CV, bạn nên nhấn mạnh đến kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích theo từng loại công việc mà bạn đã làm.

Khi làm nổi bật được những điểm mạnh cốt lõi, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt lý do vì sao bạn lại thay đổi công việc nhiều lần một cách thuyết phục.

Rèn luyện kỹ năng thông qua những lần chuyển việc

Những người chuyển việc với mục tiêu rõ ràng, thường dễ được chấp nhận hơn. Điều đó thể hiện qua sự thăng tiến hoặc đánh giá tích cực ở môi trường mới. 

Để tăng tính thuyết phục cho CV, bạn có thể ghi rõ trong phần động lực ứng tuyển rằng bạn đã tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích cụ thể nào, thông qua quá trình nhảy việc nhiều lần.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo nội dung đưa vào phù hợp với yêu cầu của công ty bạn đang ứng tuyển và nhấn mạnh đến những gì bạn có thể đóng góp sau khi gia nhập công ty.

Chia sẻ kế hoạch nghề nghiệp

Khi cân nhắc tuyển dụng một ứng viên đã nhảy việc nhiều lần, các công ty thường lo lắng không biết người đó có nghỉ việc sau một thời gian ngắn gia nhập đội ngũ hay không.

Để tránh gây nghi ngờ cho nhà tuyển dụng, ứng viên nên khéo léo truyền đạt mục tiêu công việc mà bạn muốn theo đuổi lâu dài tại công ty ứng tuyển, cũng như những gì bạn có thể đóng góp, dựa trên kinh nghiệm chuyển việc trước đây. 

Lập kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng trước khi ứng tuyển

Bí quyết lựa chọn công ty phù hợp

Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp

Dù đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng, nhưng môi trường và văn hóa doanh nghiệp không phù hợp sẽ khiến nhân viên sớm chán nản, dẫn đến nghỉ việc sớm.

Sự phù hợp với môi trường làm việc phải được thể hiện qua các điểm sau:

  • Triết lý, tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi của công ty.
  • Phong cách giao tiếp giữa các nhân viên.
  • Các bước tiến hành công việc (xem xét các yếu tố như khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, nhấn mạnh vào tốc độ, lập kế hoạch cẩn thận,…).
  • Tiêu chí đánh giá nhân sự.

Hầu hết các thông tin trên đều có thể tìm thấy nếu truy cập vào website công ty, trang đăng tin tuyển dụng, mạng xã hội, bài báo phỏng vấn lãnh đạo của công ty,…

Nói chuyện với những người đang làm việc tại công ty

Thông thường, ứng viên có thể yêu cầu sắp xếp một buổi trao đổi với nhân viên đang làm việc tại công ty, để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung công việc, văn hóa doanh nghiệp,…

Tất nhiên, bạn cũng có thể đặt câu hỏi mà bạn thắc mắc tại buổi phỏng vấn. Nhưng thời lượng buổi phỏng vấn có hạn, và thường không đủ để cả hai bên trò chuyện sâu.

Lời kết

Nhìn chung, nhảy việc nhiều thường không phải lý do chính, dẫn đến việc bạn bị công ty đánh trượt trong quá trình tuyển dụng.

Tuy nhiên, để khắc phục ấn tượng xấu liên quan đến tần suất nhảy việc, hãy chuẩn bị CV chỉn chu bằng cách trình bày lịch sử công việc theo loại nghề nghiệp, thể hiện mục tiêu công việc rõ ràng,…

Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu kỹ về công ty trước khi ứng tuyển, nhằm tăng tỷ lệ đậu phỏng vấn.


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

user avatar

Takeshi

user avatar

Ai

user avatar

Daisuke

Arrow up Circle gradient