Rate this article:

Kinh nghiệm cho con đi học mầm non ở Nhật

2025.03.18

Sau khi sinh nở, nhiều bậc phụ huynh (cha/mẹ) có xu hướng muốn cho con đi trẻ ở Nhật. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại trường mầm non cũng như chi phí của các trường mầm non khác nhau tùy khu vực, thu nhập của người lao động,…

Trong bài viết này, Mintoku Work sẽ cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến trường mầm non ở Nhật. Cùng tìm hiểu trước khi đăng ký cho con bạn theo học nhé!

Giáo viên trường mầm non ở Nhật Bản

Kiến thức cơ bản về trường mầm non ở Nhật

Khái niệm

Ở Nhật, trường mầm non hay nhà trẻ là cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em (từ 0 đến 6 tuổi), nhằm hỗ trợ các bậc cha mẹ bận rộn vì lý do công việc.

Về cơ bản, dịch vụ này phục vụ 8 giờ một ngày, nhưng một số trung tâm chăm sóc trẻ em có thể cung cấp dịch vụ chăm trẻ ngoài giờ vào ban đêm hoặc ngày nghỉ. 

Chi phí trông trẻ

Chi phí trông trẻ ban ngày (ở các trường mầm non được cấp phép của địa phương) khác nhau tùy thuộc vào khu vực, thu nhập hộ gia đình, số lượng trẻ em, độ tuổi của trẻ,… 

Khi thu nhập hàng năm của bạn càng cao, chi phí cho con học trường mầm non được cấp phép càng cao, trung bình từ 20.000 Yên – 60.000 Yên/tháng đối với đứa con đầu lòng và 0 Yên/tháng đối với đứa con thứ hai (theo quy định của một số phường).

Tuy nhiên, một số cơ sở giữ trẻ không được cấp phép yêu cầu mức phí lên đến trên 70.000 Yên/tháng. Đây là các trung tâm do công ty tư nhân thành lập, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng, chẳng hạn như chăm trẻ trong thời gian dài hoặc chăm sóc trẻ vào ban đêm và thường nằm gần các ga tàu ở trung tâm thành phố.

Dù được thiết kế theo các tiêu chuẩn thành lập nhất định, nhưng không hoạt động nghiêm ngặt như các cơ sở giữ trẻ có giấy phép.

Giáo dục mầm non ở Nhật Bản

Các loại trường mầm non ở Nhật

Nhìn chung, có 2 loại trường mầm non. Đó là 

Trường công

Trường công hay những trường được chính quyền địa phương cấp phép, có tên gọi khác là trung tâm giữ trẻ được cấp phép (認可保育所), và được chia thành 2 loại là:

  • Trường quốc lập (国立幼稚園): là các trường trực thuộc Khoa giáo dục của đại học quốc gia, thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (文部科学省), nên nó có đặc điểm là không nhận được sự quản lý từ hội đồng giáo dục địa phương.

Ngoài ra, tòa nhà của trường mầm non quốc lập nằm trong khuôn viên trường đại học, và khi trường đại học tiến hành nghiên cứu, đào tạo giáo viên hay hợp tác thực hành giảng dạy, nhân viên nghiên cứu từ các trường đại học quốc gia sẽ thường xuyên ghé thăm.

  • Trường công lập (公立幼稚園): là trường mầm non do chính phủ (phòng giáo dục quận, tỉnh, thành phố) thành lập.

Giáo viên ở trường công đều là nhân viên nhà nước. Vì vậy, các trường công thường giống nhau ở phương châm, mục đích, chương trình đào tạo.

Trường tư

Trường mầm non tư thục (私立幼稚園) là trường tư nhân. Hầu hết do các tập đoàn giáo dục, tôn giáo, tổ chức phi lợi nhuận,… điều hành.

Mỗi trường mầm non đều có triết lý giáo dục riêng, theo tâm nguyện hay định hướng từ hiệu trưởng và giám đốc điều hành.

Ví dụ, một số trường chú trọng nâng cao thể chất cho trẻ em, một số trường chuyên giáo dục bằng tiếng Anh, cung cấp dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ nhiều hơn,…

Học phí trường mầm non ở Nhật Bản khá đắt đối với trường tư nhân

Điều kiện nhập học trường mầm non

Mỗi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều hành trung tâm giữ trẻ ở khu vực của mình.

Cư dân muốn gửi con đến trung tâm giữ trẻ, phải nộp đơn đăng ký thông qua chính quyền địa phương và chính quyền địa phương có trách nhiệm xác nhận rằng người gửi con không thể tự chăm sóc đứa trẻ vì lý do công việc, hoặc những lý do có thể chấp nhận được như mang thai/sinh con, bệnh tật/chấn thương, chăm sóc người thân, đi học, hoặc đang tìm việc làm. Cụ thể:

  • Với người đang đi làm, bạn phải đi làm trên 12 ngày/tháng, trên 4 giờ/ngày (không tính thời gian nghỉ trưa). Nếu không đáp ứng đủ về số giờ, bố/mẹ được xếp vào nhóm “đang tìm việc”. Mặt khác, những phụ nữ nghỉ sinh con và dự định quay trở lại làm việc sau sinh nở, có thể được tính vào nhóm người đi làm.
  • Người lao động bị thiệt hại do thiên tai (nhà cửa hỏng, mất nhà,…và đang trong thời gian sửa chữa), có thể cho con nhập học trường mầm non.
  • Những người đang đi học (trường tiếng, nghiên cứu sinh, đại học, sau đại học,…).
  • Bố đi làm, mẹ mang bầu/ sinh em bé thứ hai, có thể gửi con đi nhà trẻ trong vòng 5 tháng trước và sau sinh.
  • Các trường hợp gặp khó khăn trong việc chăm con nhỏ vì lý do ly hôn, làm bố/mẹ đơn thân, mồ côi,…

Nếu bạn phải làm thêm trong một thời gian ngắn, bạn có thể tìm và sử dụng dịch vụ “trông trẻ tạm thời” tại trung tâm giữ trẻ.

Thời gian được phép gửi trẻ ở trường mầm non

Thông thường, thời gian hoạt động của trường mầm non ở Nhật kéo dài khoảng 5 giờ mỗi ngày, từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Một số trường mầm non cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ vào cuối tuần và những kỳ nghỉ lễ dài ngày.

Nếu các bố/mẹ gửi con ngoài khung giờ trên, thì sẽ được tính là gửi con ngoài giờ.

Kết luận

Người nước ngoài thường có nhiều lo lắng khi quyết định sinh con và nuôi con ở Nhật, đặc biệt liên quan đến việc cho con đi trẻ. Đây là điều cần thiết, bởi vì hầu hết người lao động đều phải dành thời gian cho công việc. 

Ở Nhật, có hai loại hình trường mầm non: công và tư, dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Nếu muốn cho con đi trẻ, bạn phải đăng ký với chính quyền địa phương nơi cư trú.


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

user avatar

Takeshi

user avatar

Ai

user avatar

Daisuke

Arrow up Circle gradient