Rate this article:

Nội trợ làm thêm ở Nhật cần lưu ý gì?

2025.02.18

Những người theo vợ/chồng sang Nhật sinh sống, thường được cấp tư cách lưu trú người phụ thuộc (家族滞在).

Tư cách này không cho phép họ làm nhân viên toàn thời gian, nhưng họ có thể làm thêm (bên cạnh nội trợ) để hỗ trợ kinh tế cho gia đình (với điều kiện phải xin phép Nyukan để tham gia vào các hoạt động khác, nằm ngoài phạm vi của tư cách lưu trú).

Vậy người nội trợ cần lưu ý gì khi làm thêm ở Nhật? Hãy để Mintoku Work giúp bạn phân tích nhé!

Nội trợ trong gia đình khi sinh sống ở Nhật Bản

Khoản hỗ trợ dành cho người phụ thuộc

Có hai nhóm đối tượng người phụ thuộc được chính phủ hỗ trợ, nếu đáp ứng các điều kiện về thu nhập hàng năm.

Người phụ thuộc theo luật thuế (税法上の扶養)

Người phụ thuộc theo luật thuế là những người được nhận hỗ trợ (theo Đạo luật thuế thu nhập của Nhật), với điều kiện thu nhập hàng năm của họ từ 1.030.000 Yên trở xuống.

Khi thu nhập của bạn dưới 1.030.000 Yên/năm, bạn sẽ không bị đánh thuế thu nhập và thuế cư trú trên số tiền lương kiếm được. 

Tuy nhiên, nếu thu nhập hàng năm của bạn cao hơn 1.030.000 Yên, bạn sẽ không được coi là người phụ thuộc nữa và phải đóng thuế theo quy định.

Mặt khác, có một khoản khấu trừ đặc biệt dành cho cặp vợ chồng. Khi thu nhập của người phụ thuộc dưới 1,5 triệu Yên mỗi năm, vợ/chồng của họ (trụ cột tài chính trong gia đình) sẽ được giảm trừ thuế lên tới 380.000 Yên.

Nhưng nếu thu nhập của người phụ thuộc tăng vượt mức 1,5 triệu Yên, số tiền giảm trừ của người vợ/chồng sẽ giảm dần. Cho đến khi thu nhập của người phụ thuộc cao hơn 2.016.000 Yên/năm, thì số tiền giảm trừ thuế dành cho vợ/chồng sẽ bằng 0.

Người phụ thuộc theo bảo hiểm xã hội (社会保険上の扶養)

Kể từ năm 2024, các cơ sở kinh doanh có từ 51 nhân viên trở lên phải cho phép nhân viên đáp ứng đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội (gồm có bảo hiểm y tế, Nenkin phúc lợi,…).

Điều kiện để nhân viên bán thời gian được tham gia bảo hiểm xã hội là:

  • Thời gian làm việc trong một tuần từ 20 giờ trở lên.
  • Tiền lương hàng tháng phải từ 88.000 Yên (tương đương 1.060.000 Yên mỗi năm) trở lên.
  • Thời gian gắn bó với cơ sở kinh doanh/công ty đã hơn hai tháng.
  • Không phải là sinh viên.

Làm thêm giúp cải thiện mức sống ở Nhật

Khi người phụ thuộc tham gia bảo hiểm xã hội, và họ có vợ/chồng là nhân viên toàn thời gian tại công ty, họ đủ điều kiện được xếp vào nhóm người được bảo hiểm loại 3 theo hệ thống Nenkin phúc lợi. Do đó, họ không cần đóng phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm Nenkin quốc gia. 

Làm nhiều công việc bán thời gian một lúc

Trên thực tế, những người nội trợ có thể làm thêm nhiều công việc cùng một lúc. Chỉ cần bạn không vượt qua các mốc “rào cản thu nhập” như 1.030.000 Yên, 1.060.000 Yên, 1.500.000 Yên,… thì bạn vẫn thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm rằng những người có nhiều công việc làm thêm, chỉ có thể đăng ký bảo hiểm việc làm tại một nơi làm việc chính, còn bảo hiểm y tế và Nenkin phúc lợi có thể được áp dụng cho cả hai công ty nếu bạn đáp ứng các điều kiện và quy mô mỗi công ty từ 51 người trở lên.

Thời điểm tìm việc làm thêm

Trong một năm, cuộc sống của những người nội trợ thường biến động như sau:

  • Tháng 1: Vừa qua tết, công việc ở nhà chỉ có ít.
  • Tháng 2: Không có sự kiện gì đặc biệt (nếu chồng bạn không chuyển việc đột ngột). Do đó, thời gian này khá phù hợp để tìm việc làm thêm.
  • Tháng 3: Khá bận rộn, vì nhiều người chọn chuyển việc trong tháng này, hoặc con cái sắp nhập học.
  • Tháng 4: Số người tìm việc bắt đầu tăng lên.
  • Tháng 5: Sau kỳ nghỉ tuần lễ vàng, bạn có thể bắt đầu tìm việc làm thêm mới vào thời điểm này.
  • Tháng 6: Không có sự kiện dành cho trẻ em.
  • Tháng 7: Thời điểm suy nghĩ về công việc làm thêm trước khi con bạn nghỉ hè.
  • Tháng 8: Nhiều nội trợ quyết định đi làm thêm từ cuối lễ Obon.
  • Tháng 9: Sau kỳ nghỉ hè của trẻ em, nội trợ có nhiều thời gian rảnh, nên có thể đi làm thêm.
  • Tháng 10 – 11: Ít bận rộn, nên phù hợp để tìm việc làm thêm.
  • Tháng 12: Mùa lễ hội là cơ hội kiếm nhiều tiền từ các công việc thời vụ. Nhưng đa số mọi người đều bận rộn vào tháng này.

Nhìn chung, nội trợ thường tìm việc vào tháng 4, 5, 8, 10, 11 hàng năm, vì ít bận rộn. Nếu muốn giảm bớt tính cạnh tranh, bạn có thể tìm việc làm thêm vào các thời điểm khác những tháng trên.

Lịch trình làm thêm lý tưởng 

Như đã đề cập ở trên, nội trợ thường bận rộn với việc chăm lo cho cuộc sống gia đình. Do đó, lịch trình làm thêm lý tưởng nên là:

  • Đối với những nội trợ có con nhỏ, bạn nên làm thêm từ 2 đến 3 ngày một tuần, hoặc 4 tiếng mỗi ngày.
  • Giờ làm thêm phổ biến mà nhiều nội trợ chọn là từ 10:00 đến 16:00.
  • Ngoài ra, hãy làm việc ở những nơi, cho phép bạn điều chỉnh ca làm việc linh hoạt, để chăm sóc con cái, người thân nếu cần thiết.

Bà mẹ nội trợ nên sắp xếp thời gian làm thêm hợp lý để chăm sóc gia đình

Nội trợ có thể tìm việc làm thêm ở đâu?

Dưới đây là một số nền tảng tìm việc làm thêm cho nội trợ ở Nhật:

  • Baitoru (バイトル): Cho phép tìm việc theo tỉnh, khu vực,… Công việc đa dạng (bao gồm lễ tân, đóng gói hàng, bảo vệ,…) và được cập nhật liên tục.
  • TOWNWORK (タウンワーク): Cung cấp hơn 300.000 cơ hội việc làm trên toàn quốc, trải dài khắp các tỉnh. Bạn có thể tìm việc theo loại hình nghề nghiệp, địa điểm, mức lương, hình thức tuyển dụng (bán thời gian, tạm thời,…).
  • Mama Works (ママワークス): Chủ yếu giới thiệu việc làm bán hàng, nhập liệu, biên tập, viết lách, dịch thuật,… Hãy đăng ký tài khoản trên website để ứng tuyển công việc, và sử dụng khóa học online miễn phí dành cho trẻ em.
  • Mintoku Work (みんとくワーク): Nền tảng giới thiệu việc làm đa dạng trong nhiều ngành nghề (nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng,…) cho diện Tokutei, kỹ sư, du học sinh, nội trợ làm thêm,… Hãy tải ứng dụng và đăng ký tài khoản tại đây nhé!

Lời kết

Công việc làm thêm sẽ giúp người nội trợ kiếm thêm thu nhập, hỗ trợ gia đình. Nhưng bạn cần lưu ý đến các bức tường thu nhập (như 1.030.000 Yên, 1.060.000 Yên, 1.500.000 Yên,…), mà có thể ảnh hưởng đến quyền lợi được giảm thuế, phí bảo hiểm, Nenkin,… của bạn.

Ngoài ra, khi làm nhiều công việc cùng lúc, bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp để thuận tiện chăm sóc con cái, gia đình nhé!


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

user avatar

Takeshi

user avatar

Ai

user avatar

Daisuke

Arrow up Circle gradient