Rate this article:

Nên ở lại Nhật hay về Việt Nam?

2024.12.17

“Nên ở lại Nhật hay về Việt Nam?” là câu hỏi chung của nhiều người nước ngoài sau khi làm việc tại Nhật một thời gian dài, hoặc vừa kết thúc chương trình thực tập sinh, Tokutei Ginou,…

Nhìn chung, dù lựa chọn đất nước nào để phát triển, bạn cũng phải đối mặt với những cơ hội và thách thức riêng.

Hãy để Mintoku Work giúp bạn phân tích chi tiết trong bài viết nhé!

Cuộc sống của người Nhật thường vội vã

Thị trường lao động ở Nhật

Hiện nay, Nhật Bản đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng do tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số. Nhờ vậy, số lượng cơ hội việc làm dành cho người nước ngoài tăng lên nhanh chóng.

Mặt khác, chính phủ Nhật Bản cung cấp rất nhiều loại visa lao động, phù hợp với từng nhóm đối tượng có kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định như:

  • Kỹ sư (工学者): Yêu cầu: Bằng cao đẳng – đại học trở lên; Ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên quan; Loại hình công việc phù hợp với tư cách lưu trú tại Nhật Bản; Trình độ tiếng Nhật N3 trở lên.
  • Tokutei Ginou (特定技能): Yêu cầu: Vượt qua kỳ thi đánh giá tay nghề trong lĩnh vực đã lựa chọn; Trình độ tiếng Nhật N4 trở lên.
  • Thực tập sinh kỹ năng (技能実習生): Không có yêu cầu về trình độ tay nghề, hay tiếng Nhật, nhưng học vấn phải từ bậc trung học ở lên.

Ngoài ra, chính phủ cũng ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn tiếp nhận người lao động nước ngoài, ví dụ: hướng dẫn tiếp nhận Tokutei Ginou (特定技能外国人受入れに関する運用要領), nhằm đảm bảo quyền lợi, cũng như tạo môi trường thân thiện, giúp người nước ngoài yên tâm làm việc lâu dài ở Nhật.

Thị trường lao động ở Việt Nam

Nếu so sánh với Nhật Bản, Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, nhưng số lượng cơ hội việc làm (dành cho lao động tốt nghiệp trung cấp nghề, hay kể cả cao đẳng, đại học) vẫn còn khá ít. 

Mặt khác, tỷ lệ cạnh tranh thường rất cao. Các bạn trẻ Việt Nam hiện nay không chỉ năng động, sáng tạo, biết nhiều ngoại ngữ, mà thành tích khi đi học, đi làm cũng rất nhiều. Dù ít kinh nghiệm, nhưng một số bạn sớm đã học được kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, biết cách xây kênh/cộng đồng lớn để chia sẻ kiến thức,…

Vì vậy, những người không đủ giỏi, linh hoạt, kỹ năng không phong phú, thường khó phát triển bền vững, hay thậm chí, dễ bị đào thải khỏi thị trường lao động Việt Nam.

Kỹ sư đi Nhật có thể được trọng dụng khi về Việt Nam

Vậy chúng ta nên lựa chọn ở lại Nhật hay về Việt Nam phát triển?

Cơ hội và thách thức khi lựa chọn ở Nhật Bản

Về cơ hội

  • Có nhiều cơ hội kiếm tiền, thu nhập cao hơn ở Việt Nam.
  • Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp cho những người nước ngoài muốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, mở rộng cơ hội phát triển trong tương lai,…
  • Tỷ lệ tội phạm thấp, nên Nhật Bản cũng được xem là đất nước thanh bình để sinh sống, làm việc lâu dài.
  • Hệ thống giao thông công cộng đa dạng (như xe buýt, tàu điện, xe lửa,…) đảm bảo sự nhanh chóng, đúng giờ, tiện lợi, mà chi phí cũng rẻ hơn việc lái xe máy, hay ô tô để đi làm.
  • Các cơ sở y tế hiện đại, tiên tiến, có áp dụng bảo hiểm y tế (cho phép người nước ngoài được hưởng bảo hiểm, nên bạn có thể yên tâm sử dụng).
  • Nền giáo dục chất lượng cao là yếu tố đáng cân nhắc, nếu bạn muốn lập gia đình, và cho con học tại môi trường tốt nhất.

Về thách thức

  • Giá cả tăng cao (các mặt hàng thực phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày, dịch vụ,… đều đắt đỏ).
  • Đồng Yên thường xuyên rớt giá, dẫn đến giá trị đồng tiền giảm, gây khó khăn cho việc chi tiêu hay tiết kiệm.
  • Nếu quyết định an hưởng tuổi già ở Nhật, bạn nên cân nhắc cẩn thận, vì lương hưu có thể không đủ trang trải cuộc sống và các viện dưỡng lão giá rẻ thường không cung cấp nhiều chỗ để đăng ký.
  • Khi sống ở Nhật cả đời, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác nhớ quê hương, người thân, bạn bè gần gũi,…

Chất lượng cuộc sống ở Việt Nam tương đối đầy đủ

Cơ hội và thách thức khi về Việt Nam

Nhìn chung, lực lượng lao động từ Nhật Bản về Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng làm được việc và tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Bên cạnh tiếng Nhật và trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, họ có thành tích, khả năng thích ứng nhanh, bắt kịp nhu cầu tuyển dụng trên thị trường Việt Nam. Nhìn chung, số lượng lao động thuộc nhóm này khá ít, và hầu hết là diện kỹ sư.
  • Nhóm 2: Đây là nhóm lao động chưa có thành tựu hoặc hiểu biết kỹ về ngành nghề, cũng như văn hóa, cuộc sống ở Nhật. Họ thường chỉ biết một ít tiếng Nhật, trải nghiệm đa dạng nhưng không đủ sâu. Đa số người Việt sang Nhật làm việc thuộc nhóm này.
  • Nhóm 3: Các đối tượng làm công việc chân tay (thực tập sinh, Tokutei,…) ở khu công nghiệp. Họ đảm nhiệm việc bán hàng, phục vụ,… Đặc điểm chung là có thái độ tốt, trung thực, chăm chỉ, nhanh nhẹn, chịu khó, và sẽ làm được việc nếu có người hướng dẫn cẩn thận.

Về cơ hội

  • Ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng lao động từ Nhật trở về thường chỉ rơi vào nhóm 1 hoặc 3. Nhóm 1 sẽ được tuyển dụng vào các vị trí văn phòng, và xếp vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhóm 3 có thể làm công nhân ở các khu công nghiệp của Việt Nam.
  • Mức sống ở Việt Nam thấp, nên nếu biết cân đối chi tiêu, bạn cũng có thể vừa sống thoải mái, vừa tiết kiệm tiền.
  • Có cơ hội gần gia đình, bạn bè,… nên sẽ được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Về thách thức

  • Sự cạnh tranh trên thị trường lao động Việt Nam rất khắc nghiệt. Do đó, người lao động nhóm 2 không có đủ năng lực, sẽ khó được trọng dụng, và thậm chí phải chuyển sang làm công việc chân tay với mức lương thấp.
  • Nhìn chung, thu nhập của người lao động không cao như ở Nhật Bản.
  • Người lao động từ Nhật trở về Việt Nam, sẽ mất thời gian học cách thích nghi lại với cuộc sống, văn hóa làm việc,…
  • Hệ thống an sinh xã hội (bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ người nghèo,…) ở Việt Nam đều không bằng Nhật Bản.

Lời kết

Tóm lại, dù lựa chọn sinh sống ở Nhật lâu dài, hay trở về Việt Nam, thì bạn đều sẽ đối mặt với những thử thách nhất định. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho các bạn muốn trở về Việt Nam là hãy tiết kiệm thật nhiều tiền, và lập kế hoạch chi tiết cho tương lai.

Nếu cần tư vấn thêm về các thủ tục hành chính khi rời khỏi Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với Mintoku Work để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Một khi trở về Việt Nam, thu nhập, mức sống đều giảm xuống. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần cố gắng nhé!


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

user avatar

Takeshi

user avatar

Ai

user avatar

Daisuke

Arrow up Circle gradient