Rate this article:
2024.11.04
Nhiều người sau một thời gian dài gắn bó với công ty và muốn chuyển việc, thường gặp tình trạng không biết mình nên làm gì tiếp theo.
Dù bạn cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp, và muốn thử điều gì đó mới mẻ, nhưng có phải bạn cũng lo lắng bản thân sẽ không thích công việc mới?
Vậy chúng ta nên xử lý như thế nào trong tình huống này? Khám phá ngay 10 cách tìm việc mới hiệu quả trong bài viết nhé!
Động lực làm việc phổ biến
Theo khảo sát chuyển việc do Recruit Co., Ltd tiến hành trên 1.040 người lao động đang tìm việc, có đến 43,1% ứng viên quyết định lựa chọn một công ty, vì được học hỏi và được làm công việc yêu thích.
Đây là ưu tiên thứ 2 (sau tiền lương) của người lao động, khi cân nhắc các cơ hội việc làm.
Tuy nhiên, tìm được một công việc yêu thích không phải việc dễ dàng. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay các cách định hướng nghề sau đây nhé!
5 cách tự định hướng nghề phù hợp
Nghiên cứu những công việc bạn “giỏi” và “phù hợp”
Trên thực tế, những công việc bạn yêu thích và muốn làm, chưa chắc là những công việc bạn có thể làm giỏi, mang lại hiệu quả hoặc chứng minh được năng lực.
Trong khi đó, hầu hết công ty sẽ ưu tiên tuyển những nhân viên có đủ kiến thức, kỹ năng để bắt đầu công việc ngay lập tức và có khả năng thích nghi nhanh chóng.
Chưa xét đến việc bạn phải cạnh tranh với những người đã có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đó, thì việc bạn phải làm công việc bạn không giỏi, sẽ khiến bạn khó đạt được sự thỏa mãn trong công việc.
Vì vậy, thay vì quá tập trung tìm kiếm công việc yêu thích, bạn có thể cân nhắc những vị trí khác, phù hợp với năng lực, giúp bạn dễ thăng tiến hơn, và nhận được sự đánh giá cao từ những người xung quanh.
Nghiên cứu ngành và công ty
Khi tìm việc mới, nhiều người có xu hướng chỉ tìm trong cùng ngành, hoặc những vị trí đã có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, nếu bạn mở rộng góc nhìn, và không chỉ nhắm đến những vị trí công việc quen thuộc, bạn sẽ thấy mình còn nhiều cơ hội, với những công việc ít phổ biến, hoặc một ngành mà bạn chưa có kiến thức trước đó.
Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiên cứu ngành và công ty của bạn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin từ những nguồn phổ biến như trang web tìm việc, mạng xã hội, hội chợ việc làm,… bạn cũng có thể nhờ đại lý chuyển đổi việc làm tư vấn.
Đặt mục tiêu công việc
Điều cần lưu ý trong quá trình xin việc mới, là không nên quá tập trung vào việc viết Entry Sheet/CV hoặc động lực ứng tuyển gây ấn tượng. Điều này chỉ nhằm mục đích thu hút nhà tuyển dụng.
Trong khi đó, để xây dựng sự nghiệp vững chắc, bạn cần đặt mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu. Hãy suy nghĩ về hình mẫu nhân viên, quản lý bạn muốn trở thành trong 5 – 10 năm tới, để lựa chọn công việc phù hợp, và lên kế hoạch thăng tiến cụ thể.
Phân tích bản thân
Hầu hết mọi người quyết định chuyển việc, bởi vì họ không hài lòng với công việc hiện tại. Vậy điều không hài lòng đó là gì? Tiền lương, lộ trình thăng tiến, hay cơ hội học hỏi?
Hãy đào sâu vào lý do, động lực chuyển việc của bản thân, để xác định các tiêu chí tìm việc phù hợp hơn bạn nhé!
Hiểu nhu cầu của công ty
Nếu bạn có thể hình dung mẫu nhân viên mà mỗi công ty tìm kiếm, bạn sẽ xác định được môi trường làm việc cho phép bạn phát triển.
Ví dụ: Khi tuyển dụng ứng viên trong độ tuổi 20, nhiều công ty sẽ yêu cầu tinh thần ham học hỏi, đam mê, tính linh hoạt,… Trong khi đó, những người trong độ tuổi 30 – 40, cần có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững chắc.
Mặt khác, tùy mỗi vị trí, ngành nghề, ứng viên cần có thêm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như quản lý, đàm phán, lập trình,…
2 cách định hướng nghề với lời khuyên của người có kinh nghiệm
Ngoài các cách tự định hướng nghề ở trên, bạn cũng có thể xin lời khuyên, sự tư vấn từ những người lớn tuổi, có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về thị trường lao động hơn bạn, chẳng hạn như:
Hỏi ý kiến sếp, đồng nghiệp
Đôi khi, bạn sẽ rất khó để tự mình nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc chung với bạn như sếp, đồng nghiệp,… có thể đưa ra đánh giá khách quan về tính cách, sở trường, phong cách làm việc, hiệu quả công việc,… của bạn.
Do đó, đừng ngại xin phản hồi, góp ý từ người xung quanh. Chính bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì được sếp đánh giá cao, hoặc một công việc bạn ít chú ý lại là điểm mạnh của bạn.
Tư vấn với đại lý chuyển đổi công việc
Ở Nhật, có rất nhiều tổ chức tuyển dụng, hay đại lý chuyển đổi việc làm (転職エージェント) cung cấp dịch vụ giới thiệu công việc, định hướng nghề, nâng cao kỹ năng viết CV/Entry Sheet,… cho ứng viên.
Ưu điểm của các dịch vụ này là miễn phí. Vì vậy, nếu bạn chưa xác định được phương hướng sự nghiệp tương lai, bạn có thể nhờ sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia tại đại lý, để tìm việc dựa trên kinh nghiệm, điểm mạnh, những giá trị bạn ưu tiên,…
Hỗ trợ chuyển việc miễn phí trên Mintoku Work
Nếu bạn đang tìm việc Tokutei, kỹ sư mới, hoặc gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục chuyển việc, hãy liên hệ ngay với Mintoku Work để được hỗ trợ miễn phí nhé!
Ngoài ra, Mintoku Work thường xuyên cập nhật nhiều cơ hội việc làm trong đa dạng ngành nghề như khách sạn, nhà hàng, chế biến thực phẩm, IT, phiên dịch,…
Với bộ lọc chi tiết (theo ngành, địa điểm, từ khóa,…), bạn có thể dễ dàng lọc ra những công việc đáp ứng nhu cầu bản thân.
Đồng thời, công cụ tính lương về tay tự động giúp tiết kiệm thời gian tính toán, cũng như dễ dàng so sánh các cơ hội việc làm. Truy cập ngay tại đây nhé!
Kết luận
Dù không chắc chắn muốn làm công việc gì khi chuyển việc, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn được công việc phù hợp dựa trên thế mạnh của bản thân.
Một cách khác để mở rộng cơ hội việc làm là kết nối với đại lý chuyển đổi việc làm, hoặc tương tác với nhân viên tại các công ty để hỏi thêm thông tin.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 7 cách định hướng nghề mà Mintoku Work giới thiệu ở trên. Chúc các bạn tìm việc thành công nhé!
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad