Rate this article:
2024.09.10
Sức khỏe là vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt, khi sinh sống và làm việc ở nước ngoài – nơi có khí hậu, thời tiết khác biệt, chúng ta nên có ý thức chăm sóc bản thân thật tốt.
Trong bài viết lần này, Mintoku Work sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức cần biết, cũng như các từ vựng, mẫu câu tiếng Nhật khi mua thuốc ở Nhật. Đừng bỏ qua bạn nhé!
Các loại hiệu thuốc ở Nhật
Hiệu thuốc trong bệnh viện (院内薬局)
Hiệu thuốc trong bệnh viện (院内薬局) cho phép bệnh nhân nhận thuốc ngay tại cơ sở y tế nơi khám chữa bệnh.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức nhà thuốc này là bạn không cần phải mất công ra ngoài mua thuốc, sau khi có lịch khám xong với bác sĩ của bệnh viện. Ngoài ra, chi phí thuốc tương đối thấp.
Nhưng nhược điểm của nhà thuốc trong bệnh viện là thường chỉ chấp nhận đơn thuốc do bác sĩ của bệnh viện kê, thời gian chờ đợi lâu vì rất đông người, và không có nhiều loại thuốc đa dạng như hiệu thuốc bên ngoài.
Hiệu thuốc ngoài bệnh viện (院外処方)
Hiệu thuốc ngoài bệnh viện (院外処方) là thuật ngữ chung, chỉ tất cả các mô hình kinh doanh nhà thuốc không trực thuộc sự quản lý của bệnh viện và có thể nằm cách xa bệnh viện. Ví dụ như:
- Nhà thuốc tổng hợp (一般薬局・面対応薬局): Thường nằm ở những vị trí cách xa bệnh viện, nhưng thuận tiện và dễ thấy như nhà ga, trung tâm thành phố,… Nhà thuốc tổng hợp chấp nhận đơn thuốc của nhiều cơ sở y tế, đồng thời, cũng bán các nhu yếu phẩm hàng ngày bên cạnh các sản phẩm y tế.
- Nhà thuốc Monzen (門前薬局): Là những nhà thuốc nhỏ lẻ, chi nhánh của chuỗi nhà thuốc lớn, thường nằm gần, hoặc ngay trước bệnh viện, nên thường bán thuốc cho các bệnh nhân của bệnh viện đó.
- Nhà thuốc Monnai (門内薬局): Nằm trong khuôn viên bệnh viện, nhưng không phải do bệnh viện điều hành, quản lý. Do đó, mô hình hiệu thuốc này không chỉ nhận đơn thuốc trong bệnh viện, mà còn ngoài bệnh viện.
Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn là loại thuốc chứa thành phần hoặc hoạt chất có tác dụng cao, và nếu không sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Những loại thuốc kê đơn thường được bác sĩ ghi trong đơn thuốc sau khi khám bệnh xong. Bạn sử dụng đơn thuốc này để mua thuốc ở các hiệu thuốc trong bệnh viện hoặc nằm gần bệnh viện.
Nếu không có đơn thuốc, bạn sẽ không mua được thuốc từ bất kỳ cửa hàng nào. Ngoài ra, cần lưu ý: không phải hiệu thuốc nào cấp thuốc theo đơn, cũng cho phép bạn hưởng bảo hiểm y tế. Hãy hỏi kỹ nhân viên trước nhé!
Thuốc không kê đơn
Các loại thuốc trị đau lưng, đau bụng/bao tử, đau răng, đau đầu, thuốc nhỏ mắt, thuốc chống dị ứng, miếng dán hạ sốt/giảm đau,… hoặc các loại thực phẩm chức năng là những loại thuốc không kê đơn, hay còn được gọi là nhóm thuốc thông thường. Chúng được bán rộng rãi ở nhiều hiệu thuốc tổng hợp của Nhật.
Những cửa hàng thuốc giá rẻ ở Nhật
Nếu chưa biết mua thuốc ở đâu, hãy ghé ngay những cửa hàng thuốc giá rẻ sau đây bạn nhé!
- Nhà thuốc Tsuruha (ツルハドラッグ): Có ưu điểm là bày trí sản phẩm khoa học, dễ tìm, niêm yết giá rõ ràng. Ngoài ra, cửa hàng cung cấp nhiều sản phẩm theo mùa, chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng tuần thường xuyên.
- Nhà thuốc Cosmos (ドラッグストアコスモス): Cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng như đồ ăn ngọt, nước uống, chất tẩy rửa,… bên cạnh thuốc. Giá cả rẻ hơn nhiều cửa hàng khác, và thường không khiến khách hàng phải chờ đợi lâu khi tính tiền.
- Nhà thuốc Aoki (クスリのアオキ): Hệ thống tích điểm và sử dụng điểm được nhiều khách hàng đánh giá cao. Giá cả các mặt hàng khá rẻ, và có nhiều phương thức thanh toán hơn các hiệu thuốc khác.
Cách mua thuốc ở Nhật
Nhiều bệnh viện nhỏ và phòng khám (clinic) ở Nhật thường không có hiệu thuốc bên trong. Vì vậy, bạn phải mang đơn thuốc (処方せん), do bác sĩ kê ra ngoài để mua.
Một số giấy tờ sau có thể được yêu cầu để đưa cho dược sĩ:
- Thẻ bảo hiểm (保険証);
- Sổ tay thuốc (薬手帳) mang tên bạn;
- Nếu không có sổ tay thuốc, bạn cần điền vào phiếu tiền sử bệnh, dị ứng thuốc (病歴に関する情報).
Khi bán thuốc, dược sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về lưu ý cách uống, cũng như tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể hỏi thêm nếu cần tư vấn.
Những mẫu câu tiếng Nhật thường dùng khi mua thuốc
- 〇〇薬をください。(Cho tôi một ít thuốc 〇〇.)
- 何日分になりますか。(Dùng trong bao nhiêu ngày vậy?)
- おすすめはありますか。(Có khuyến cáo gì không?)
- 副作用はありますか。(Có tác dụng phụ không?)
- 熱があります。(Tôi bị sốt.)
- 解熱薬はありますか? (Có thuốc hạ sốt không?)
- 咳が出ます。(Tôi bị ho.)
- 喉が痛いです。(Tôi bị đau họng.)
- 風邪を引きました。(Tôi bị cảm lạnh.)
- 風邪薬はありますか? (Anh/chị có bán thuốc cảm không ạ?)
- 腹痛がします。(Tôi bị đau bao tử.)
- 胃薬(胃痛薬)はありますか?(Anh/chị có thuốc trị đau dạ dày không?)
- 消化を助けてくれる薬はありますか? (Có loại thuốc nào hỗ trợ tiêu hóa không?)
- アレルギーがあります。(Tôi bị dị ứng.)
- 歯の痛みを止める薬はありますか?(Có thuốc nào chữa hết đau răng không?)
- 頭痛薬はありますか? (Có thuốc trị đau đầu không?)
- 下痢止めの薬はありますか? (Có thuốc trị tiêu chảy không?)
- 便秘薬はありますか? (Có thuốc nhuận tràng (trị táo bón) không?)
- 吐き気を止める薬はありますか?(Có thuốc chống buồn nôn không?)
Từ vựng tiếng Nhật về thuốc
Các triệu chứng bệnh thường gặp
発熱 | はつねつ | Sốt |
頭痛 | ずつう | Nhức đầu |
咳嗽 | せき そう | Ho |
鼻汁 | はな しる | Chảy nước mũi |
咽頭痛 | いんとうつう | Đau họng |
発疹 | はっしん | Phát ban |
扁桃炎 | へんとうえん | Viêm amiđan |
口内炎 | こうないえん | Nhiệt miệng |
リンパ節炎 | りんぱ ふし ほのお | Nổi hạch |
嘔気 | おう き | Buồn nôn |
嘔吐 | おうと | Nôn mửa |
腹痛 | ふくつう | Đau bụng |
下痢 | げり | Tiêu chảy |
めまい | Chóng mặt | |
不安 | ふあん | Bồn chồn, lo lắng |
不眠 | ふみん | Mất ngủ |
血便 | ち びん | Phân có máu |
腰痛 | ようつう | Đau lưng |
関節痛 | かんせつ つう | Đau khớp |
肩こり | かたこり | Cứng vai |
神経痛 | しんけいつう | Đau dây thần kinh |
胸痛 | むね つう | Tức ngực |
動悸 | どうき | Tim đập nhanh |
Các loại thuốc
錠剤 | じょうざい | Thuốc dạng viên nén |
カプセル | Thuốc dạng viên nang | |
シロップ | Thuốc nước | |
粉薬 | こなぐすり | Thuốc bột |
抗生物質 | こうせいぶっしつ | Thuốc kháng sinh |
鎮痛剤 | ちんつうざい | Thuốc giảm đau |
風邪薬 | かぜぐすり | Thuốc cảm |
解熱剤 | げねつざい | Thuốc hạ sốt |
下痢止め | げりどめ | Thuốc cầm tiêu chảy |
胃腸薬 | いちょうやく | Thuốc dạ dày |
目薬 | めぐすり | Thuốc nhỏ mắt |
Các sản phẩm khác
包帯 | ほうたい | Băng cá nhân |
救急用品 | きゅうきゅう ようひん | Bộ dụng cụ sơ cứu |
日焼け止め | ひやけ とめ | Kem chống nắng |
スキンケア | すきんけあ | Sản phẩm chăm sóc da |
女性生理用品 | じょせい せいりようひん | Sản phẩm vệ sinh phụ nữ |
ビタミン | びたみん | Vitamin |
化粧品 | けしょうひん | Mỹ phẩm |
Lời kết
Đôi khi, bị ốm là điều không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng nhất là bạn nên ghé hiệu thuốc hoặc đến bệnh viện kịp thời, để tránh khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi đến các hiệu thuốc, bạn đừng quên mang theo hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, và tiền mặt, vì một số cửa hàng có thể không chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad