Rate this article:
2024.01.05
Điều dưỡng/hộ lý là một trong những ngành Tokutei thu hút nhiều người lao động tham gia nhất, nhờ mức lương cao, và có thể sang Nhật miễn phí thông qua chương trình EPA.
Tuy nhiên, để tham gia, điều kiện tiên quyết là người lao động phải vượt qua bài thi kiểm tra kỹ năng chăm sóc và năng lực tiếng Nhật ngành điều dưỡng/hộ lý. Vậy cấu trúc của hai bài thi này như thế nào? và tìm tài liệu ôn thi ở đâu? Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết nhé!
Cấu trúc đề thi Tokutei ngành điều dưỡng/hộ lý
Phần 1: Kiểm tra kỹ năng điều dưỡng/hộ lý
Thông tin về phần thi kỹ năng điều dưỡng/hộ lý như sau:
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt;
- Số lượng câu hỏi: 45 câu (bao gồm: 40 câu hỏi lý thuyết và 5 câu hỏi thực hành);
- Thời gian: 60 phút;
- Hình thức: làm bài thi trên máy tính;
- Tiêu chí đỗ: Đạt trên 60% tổng số điểm các câu hỏi.
Đối với các câu hỏi lý thuyết, nội dung sẽ được phân bố như sau:
- Kiến thức cơ bản về chăm sóc trong ngành điều dưỡng 介護の基本 (10 câu)
- Cấu trúc của cơ thể và tâm trí con người 心と体の仕組み (6 câu hỏi)
- Kỹ năng giao tiếp コミュニケーション技術 (4 câu)
- Kỹ thuật và phương pháp chăm sóc người cao tuổi 生活支援技術 (20 câu)
Đối với phần thực hành, các câu hỏi sẽ là dạng phán đoán, phân tích và giải quyết tình huống thông qua hình ảnh minh họa.
Phần 2: Kiểm tra năng lực tiếng Nhật điều dưỡng/hộ lý
Thông tin về bài thi năng lực tiếng Nhật ngành điều dưỡng/hộ lý:
- Ngôn ngữ: Tiếng Nhật;
- Số lượng câu hỏi: 15 câu;
- Hình thức: làm bài thi trên máy tính;
- Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm;
- Thời gian: 30 phút;
- Tiêu chí đỗ: Đạt trên 60% câu trả lời đúng;
- Nội dung: Từ vựng trong chuyên ngành Kaigo, Hội thoại giao tiếp, Đọc hiểu đoạn văn ngắn.
Trong đó, số lượng câu hỏi phân bố như sau:
- 5 câu liên quan đến từ vựng chuyên ngành Kaigo (介護の言葉)
- 5 câu hỏi hội thoại, cách bắt đầu một cuộc nói chuyện/gọi điện (介護・声かけ)
- 5 câu về đọc hiểu (介護の文書)
Nội dung câu hỏi trong bài kiểm tra kỹ năng điều dưỡng/hộ lý
Để hoàn thành tốt bài thi kỹ năng, bạn cần nắm vững:
Kiến thức cơ bản về chăm sóc:
Chương 1: Tôn trọng và hỗ trợ bệnh nhân sống tự lập
- Tôn trọng bệnh nhân: bảo vệ nhân quyền, tôn trọng suy nghĩ/cách sống khác biệt của mỗi bệnh nhân, đối xử với họ như những người bình thường,…
- Hỗ trợ tự lập: giúp đỡ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày như thay quần áo, di chuyển,…
- Thấu hiểu những khác biệt văn hóa, phong tục: tùy theo từng nước, mỗi bệnh nhân sẽ có cách sống, suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, điều dưỡng/hộ lý cần thấu hiểu họ để tìm cách hỗ trợ phù hợp.
Chương 2: Vai trò của điều dưỡng/hộ lý
- Đạo đức nghề nghiệp: chú ý đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin bệnh nhân, không xâm hại nhân quyền,…
- Có kiến thức chuyên môn nhất định về dinh dưỡng, phục hồi chức năng,…
- Các loại dịch vụ chăm sóc như nội trú, ngoại trú,… và quy trình chăm sóc.
Chương 3: Đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro trong chăm sóc
- Tầm quan trọng của việc quan sát bệnh nhân: khái niệm, phương pháp quan sát,…
- Tự theo dõi sức khỏe (đối với điều dưỡng/hộ lý): vai trò và những lưu ý,…
- Ứng phó với bệnh truyền nhiễm: quan sát triệu chứng, phân loại tác nhân gây bệnh,…
- Biện pháp an toàn khi chăm sóc người lớn tuổi: phòng tránh té ngã, vệ sinh,…
Cấu trúc của tinh thần và cơ thể
Chương 1: Kiến thức về cấu trúc tinh thần và cơ thể
- Tinh thần: động lực, nhu cầu, tác nhân gây căng thẳng, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn,…
- Cơ thể: cân bằng nội môi, đo nhiệt độ cơ thể, tim và huyết áp, hệ thần kinh,…
Chương 2: Kiến thức về bệnh nhân
- Lão hóa: khái niệm, đặc điểm, bệnh phổ biến ở người già,…
- Khuyết tật: nguyên nhân, đặc điểm, phân loại,…
- Chứng mất trí nhớ: định nghĩa, triệu chứng,…
Kỹ năng giao tiếp
- Nền tảng của giao tiếp: vai trò, cách truyền đạt thông tin, lưu ý khi giao tiếp (lắng nghe, thông cảm,…)
- Giao tiếp với bệnh nhân: kỹ thuật lắng nghe tích cực, giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể (ánh mắt, cử chỉ tay,…)
- Giao tiếp với đồng nghiệp: ghi chép và chia sẻ thông tin, báo cáo, liên lạc, thảo luận,…
Kỹ thuật hỗ trợ sinh hoạt
- Hỗ trợ di chuyển: bộ phận cơ thể, tư thế khi di chuyển, hội chứng khiếm dụng,…
- Hỗ trợ khi ăn uống: tư thế ăn uống trên giường, vị trí đứng của người chăm sóc,…
- Hỗ trợ bệnh nhân đi vệ sinh: những dụng cụ chăm sóc, triệu chứng rối loạn chức năng bài tiết,…
- Chăm sóc vẻ bề ngoài của bệnh nhân: lưu ý khi hỗ trợ thay đồ, vệ sinh răng miệng, lựa chọn trang phục theo mùa,…
- Hỗ trợ tắm rửa, vệ sinh răng miệng: ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh, trình tự giúp đỡ người bệnh tắm rửa,…
- Hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt: nấu ăn, quét dọn, xếp quần áo, mua sắm,…
Tiếng Nhật cần thiết để làm việc trong ngành điều dưỡng/hộ lý
Một số từ vựng cần ghi nhớ
Để làm việc trong ngành điều dưỡng/hộ lý, bạn cần thuộc những từ vựng cơ bản liên quan đến cơ thể con người, bệnh, triệu chứng,… Ngoài ra, còn có nhiều từ vựng khác cũng quan trọng, được dùng khi làm nhiệm vụ chăm sóc như hỗ trợ di chuyển, ăn uống, vệ sinh,…
Tham khảo một số từ vựng phổ biến bên dưới:
Các mẫu hội thoại với bệnh nhân
Công việc Kaigo thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân. Vì vậy, nhằm duy trì mối quan hệ tốt, cũng như hiểu hơn về bệnh nhân, và giúp công việc của bạn diễn ra suôn sẻ, hãy tìm những chủ đề thú vị và kéo dài buổi trò chuyện với bệnh nhân. Dưới đây là một số mẫu hội thoại bạn có thể tham khảo:
- Chủ đề thời tiết:
Tùy vào tình trạng bệnh, một số bệnh nhân không thể ra ngoài, nên họ sẽ rất thích được nghe về không khí bên ngoài (ví dụ: trời lạnh hoặc gió như thế nào).
Kaigo: あなたはどんな天気が好きですか。(Bạn thích thời tiết như thế nào?)
Bệnh nhân: 晴れよりも曇りが好きかなぁ。(Tôi thích những ngày nhiều mây hơn là nắng) / 寒さより暑さに弱いの… (Tôi nhạy cảm với nhiệt độ nóng hơn là lạnh)
- Chủ đề ăn uống:
Ăn uống là vấn đề hàng ngày, nên bạn có thể dễ dàng bắt chuyện về chủ đề này. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi đặt câu hỏi liên quan đến món ăn, đồ uống với người đang nhịn ăn, để tránh gây khó chịu cho họ.
Kaigo: 麺だと何が好きですかー?(Bạn thích món mì nào?)
Bệnh nhân: 私はねえ、麺だとうどんかな。ご飯だったらカツ丼が好きだなー。 (Khi nhắc đến mì, tôi thường nghĩ ngay đến udon. Mặt khác, về cơm, tôi thích katsudon)
- Mẫu câu động viên bệnh nhân:
Đôi khi, bạn cũng nên đưa ra những lời khen, động viên để khích lệ tinh thần của bệnh nhân sau mỗi lần kiểm tra sức khỏe, tình trạng bệnh. Ví dụ:
それは、〇〇さんの努力の賜物ですね (Đó là thành quả cho sự nỗ lực của ông 〇〇).
頑張っていますね (Ông/bà đang cố gắng hết sức).
Tài liệu ôn thi Tokutei ngành điều dưỡng/hộ lý
Tham khảo sách giáo khoa và đề thi mẫu bên dưới:
- Tài liệu ôn thi tiếng Việt
- Tài liệu ôn thi tiếng Nhật
- Đề thi đánh giá kỹ năng ngành Kaigo mẫu
- Đề thi đánh giá năng lực tiếng Nhật ngành Kaigo mẫu
- Hướng dẫn làm bài thi đánh giá kỹ năng ngành Kaigo
- Hướng dẫn làm bài thi năng lực tiếng Nhật ngành Kaigo
Ngoài ra, các bạn cũng có thể luyện thi chứng chỉ Tokutei Kaigo theo hướng dẫn tại các kênh YouTube sau đây:
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, các bạn sẽ có kế hoạch chuẩn bị và ôn thi chứng chỉ Tokutei ngành Kaigo thật tốt. Để vượt qua kỳ thi thành công, hãy cố gắng ôn luyện chăm chỉ nhé! Đặc biệt, tiếng Nhật là yếu tố không thể thiếu khi làm việc trong ngành Kaigo đấy!
Nếu bạn cần tư vấn việc làm Tokutei ngành điều dưỡng/hộ lý, Mintoku Work luôn sẵn sàng giúp đỡ.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad