Rate this article:
2023.08.28
“Thủ tục xin Visa Tokutei có phức tạp không?” là thắc mắc chung của nhiều lao động tại Nhật. Thực tế, quy trình này không khó khăn nếu biết rõ các giấy tờ cần chuẩn bị, các bước sẽ trải qua và những yêu cầu bắt buộc tuân thủ. Tuy nhiên, thủ tục xin visa Tokutei của người lao động lần đầu sang Nhật và người nước ngoài sống tại Nhật có sự khác biệt đáng kể, dẫn đến nhiều nhầm lẫn.
Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt hai quy trình nói trên, và chuẩn bị tốt hơn cho việc xin visa.
Visa Tokutei là gì?
Kể từ năm 2019, chính phủ Nhật Bản thông qua loại thị thực mới dành cho lao động có kỹ năng đặc định, gọi là Tokutei Ginou. Theo đó, thị thực này cung cấp tư cách lưu trú cho những người lao động nước ngoài có kỹ năng và kiến thức nhất định trong 14 ngành thiếu hụt lao động đáng kể ở Nhật Bản. Có 2 tư cách lưu trú như sau:
- Lao động có kỹ năng đặc định 1: Thời gian lưu trú của nhóm 1 giới hạn trong 5 năm, không được bảo lãnh gia đình và không thể xin vĩnh trú tại Nhật trong tương lai.
- Lao động có kỹ năng đặc định 2: Nhóm đối tượng 2 không bị giới hạn thời gian lưu trú, được mang con cái, vợ/chồng cùng sang Nhật, và có thể chuyển sang diện thường trú nhân trong tương lai.
Yêu cầu để xin Visa Tokutei
Có hai cách để người nước ngoài có được thị thực Tokutei Ginou. Và các công ty chỉ có thể thuê người nước ngoài đáp ứng các tiêu chí sau.
- Người nước ngoài đã vượt qua hai kỳ thi bắt buộc: bao gồm kiểm tra tay nghề và kiểm tra năng lực tiếng Nhật (đạt được chứng chỉ JLPT N4, hoặc JFT-Basic).
- Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành 3 năm tu nghiệp: được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Nhưng nếu muốn có được thị thực kỹ năng đặc định trong lĩnh vực khác với lĩnh vực theo học trước đó, thực tập sinh vẫn cần thi đánh giá tay nghề trong lĩnh vực muốn chuyển.
Thủ tục xin Visa Tokutei chi tiết
Quy trình xin thị thực “kỹ năng đặc định 1” trải qua ba bước lớn.
1. Ký kết hợp đồng lao động
Đối với người lao động sống ở nước ngoài
Các công ty Nhật Bản thường chiêu mộ người lao động tại những hội chợ việc làm ở trường đại học, trường dạy nghề, hoặc thông qua cơ quan môi giới việc làm tư nhân. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động tìm việc tại các công ty giới thiệu nhân lực người nước ngoài, mạng xã hội hoặc ngay trên Minna No Tokugi.
Nếu được tuyển dụng, công ty và bạn sẽ ký kết hợp đồng lao động. Hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ mà người lao động có kỹ năng đặc định nước ngoài có thể hiểu được. Trên hợp đồng phải nêu rõ:
- Không phân biệt đối xử về thù lao, phúc lợi hoặc các phân biệt đối xử khác với người lao động nước ngoài.
- Số giờ làm việc quy định của người lao động nước ngoài giống như người lao động bình thường khác.
Đối với người lao động sống tại Nhật Bản
Tương tự như người lao động sống tại nước ngoài, thực tập sinh kỹ năng hay du học sinh tại Nhật có thể tìm việc thông qua hội chợ việc làm, công ty giới thiệu nhân lực người nước ngoài, mạng xã hội,… Ngoài ra, nền tảng Minna No Tokugi hoặc Hello Work cũng thường xuyên cập nhật các cơ hội việc làm cho lao động có kỹ năng đặc định tại Nhật Bản.
Sau khi nhận được thông báo trúng tuyển, công ty sẽ gửi hợp đồng lao động đến bạn. Theo đó, người nước ngoài được hưởng lương và phúc lợi như người Nhật. Ngoài ra, công ty gửi thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
2. Xin Visa Tokutei Ginou
Đối với người lao động sống ở nước ngoài
Nếu sống tại Việt Nam, có nhiều giấy tờ bạn phải tự chuẩn bị để xin thị thực như giấy khám sức khỏe, hộ chiếu, thẻ ngoại kiều, chứng chỉ tiếng Nhật và thi tay nghề,… Trong đó, quan trọng nhất là giấy chứng nhận tư cách lưu trú, dành cho người nước ngoài mới đến Nhật Bản lần đầu.
Bởi vì lúc này bạn đang sống ở nước ngoài nên công ty tiếp nhận tại Nhật Bản sẽ giúp chuẩn bị giấy này. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp. Thời gian xử lý đơn đăng ký là từ 1 đến 3 tháng.
Khi bạn đã nhận được giấy chứng nhận, chỉ cần đính kèm nó với các giấy tờ cần thiết khác và mang đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để xin cấp visa.
Đối với người lao động sống tại Nhật Bản
Thực tập sinh hay du học sinh sống tại Nhật Bản không cần phải xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Thay vào đó, bạn cần nộp đơn xin phép thay đổi tình trạng cư trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực hoặc trực tuyến. Lưu ý những thực tập sinh đã hoàn thành khóa đào tạo theo đúng quy định không cần trải qua kỳ thi đánh giá tay nghề thêm lần nữa. Nhưng nếu muốn chuyển sang lĩnh vực làm việc mới thì phải vượt qua bài kiểm tra trình độ trong ngành đó.
Người nước ngoài có kỹ năng đặc định có thể tự nộp đơn đăng ký. Nhưng thông thường, công ty tiếp nhận sẽ thuê một công ty bên thứ ba để hỗ trợ người lao động các thủ tục pháp lý.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú
- Kết quả khám sức khỏe
- Ảnh thẻ (3×4 cm), chụp trong vòng 3 tháng
- Hộ chiếu và thẻ cư trú của người nộp đơn
- Giấy tờ chứng minh danh tính (ví dụ: sổ hộ khẩu, CCCD,..)
- Chứng chỉ kiểm tra tay nghề và năng lực tiếng Nhật (chưa hết hạn)
- Bản sao hợp đồng lao động
- Giấy phép tham gia vào hoạt động khác với hoạt động cho phép theo tình trạng cư trú được cấp trước đó
- Các giấy tờ khác
Nếu đơn xin phép thay đổi tư cách lưu trú của bạn được chấp nhận, bạn cần nộp phí 4000 yên. Lúc này, tình trạng cư trú chuyển thành “công nhân có kỹ năng đặc định 1” hoặc “công nhân có kỹ năng đặc định 2”, và giấy chứng nhận được cấp cùng với thẻ cư trú mới.
3. Nhập cư và làm việc
Đối với người lao động sống ở nước ngoài
Sau khi visa của bạn được cấp, bạn phải nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 3 tháng. Thẻ cư trú sẽ được cấp tại sân bay ngay khi bạn đặt chân xuống. Mặc dù mọi thứ đều mới mẻ ở môi trường mới, nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng. Công ty tiếp nhận bạn sẽ có kế hoạch hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định 1. Bạn sẽ được:
- Hỗ trợ mở tài khoản và các thủ tục khác
- Dạy các quy tắc tiếng Nhật và cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- Hỗ trợ cuộc sống hàng ngày (đăng ký cư trú/bảo đảm nhà ở)
Đối với người lao động sống tại Nhật Bản
Nếu đã hoàn thành việc thay đổi tình trạng lưu trú, các thủ tục xem như đã xong. Bạn có thể bắt đầu làm việc tại công ty. Tuy nhiên, mỗi 3 tháng một lần, cần báo cáo tình hình hoạt động cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad