Rate this article:
2025.04.03
Có nên trả lời thật, nếu cấp trên hỏi về công ty mới mà bạn sẽ chuyển sang làm việc hay không? Nhìn chung, đây là vấn đề nhạy cảm nên nhiều người lao động thường né tránh đề cập, hoặc không biết trả lời sao cho thỏa đáng.
Trong bài viết lần này, Mintoku Work sẽ gợi ý một số cách xử lý đối với trường hợp này nhé!
Hãy lựa chọn thời điểm phù hợp để chia sẻ vấn đề chuyển việc tại Nhật
Có thể từ chối chia sẻ thông tin về công việc mới không?
Trong quá trình đàm phán nghỉ việc, bạn có quyền tiết lộ hoặc không tiết lộ tên công ty mà bạn sẽ chuyển sang làm (nếu được hỏi). Dù không đưa ra câu trả lời chi tiết, điều đó cũng không gây ảnh hưởng gì đến các thủ tục tiếp theo, bởi vì đây là quyền riêng tư cá nhân.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn giữ phép lịch sự hoặc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp, đồng nghiệp cũ, bạn có thể nói sơ lược về ngành nghề, loại hình công việc,… mà bạn đang cân nhắc phát triển trong tương lai.
Mặt khác, khi quyết định chia sẻ kế hoạch chuyển việc tương lai, hãy xem xét văn hóa cũng như tiền lệ của công ty. Nếu những người đã rời công ty trước đây, cũng công khai tên tổ chức mà họ sắp chuyển đến, bạn có thể thoải mái chia sẻ hơn.
Tuy nhiên, cần lựa chọn thời điểm phù hợp để nói. Tốt nhất là sau khi các cuộc đàm phán và quá trình từ chức của bạn đã hoàn tất.
Nên hay không nên chia sẻ dự định chuyển việc của bạn?
Trên thực tế, không phải lúc nào việc chia sẻ về kế hoạch chuyển việc cũng chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực.
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của điều này:
Ưu điểm
- Tạo kết nối mới: Nếu đồng nghiệp ở công ty cũ có bạn bè, người quen ở công ty mà bạn sắp chuyển đến, họ có thể giới thiệu bạn.
- Có thêm khách hàng tiềm năng: Bạn có thể xem đồng nghiệp cũ như đối tượng khách hàng tiềm năng để giữ quan hệ và bán sản phẩm, dịch vụ sau khi chuyển sang công ty mới.
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn chuyển việc ở Nhật
Nhược điểm
- Nhận thông tin tiêu cực: Tất nhiên, khi chia sẻ về công việc mới, bạn phải chuẩn bị tinh thần sẽ nhận nhiều ý kiến khác nhau. Có người sẽ kể với bạn những câu chuyện, đánh giá tiêu cực liên quan đến công ty mới mà bạn chuyển đến. Vậy nên hãy giữ thái độ bình tĩnh và luôn xác thực mọi thông tin bạn được biết.
- Vi phạm quy định điều khoản thỏa thuận: Một số công ty yêu cầu nhân viên cam kết bằng văn bản hoặc nêu rõ trong nội quy làm việc, không cho phép người lao động “đầu quân” cho công ty đối thủ, tiến hành hoạt động kinh doanh cạnh tranh với công ty hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh. Bạn nên kiểm tra những điều này trước khi quyết định chuyển việc.
- Để lại ấn tượng xấu: Dù công ty không trực tiếp cấm nhân viên chuyển việc sang công ty đối thủ, nhưng không nên để lộ thông tin này nếu bạn không muốn mối quan hệ hợp tác với sếp, đồng nghiệp trở nên căng thẳng cho đến ngày làm việc cuối cùng.
Gợi ý cách trả lời để né tránh chia sẻ về dự định chuyển việc
Tình huống 1: Chưa biết chuyển việc đến đâu
Với những người còn đang đi phỏng vấn nhiều nơi hoặc đã nhận được một số lời mời làm việc nhưng chưa quyết định lựa chọn công ty nào, bạn có thể trả lời như sau:
- ○○業界を中心に転職活動を進めていますが、どの会社に行くかはまだ決めておりません (Tôi vẫn đang tìm việc trong ngành XX, nhưng tôi chưa quyết định sẽ vào công ty nào).
- 複数の候補企業があり、検討中です (Có nhiều công ty phù hợp để ứng tuyển, nên tôi vẫn đang cân nhắc).
Thực hiện thủ tục chuyển việc ở Nhật
Tình huống 2: Có khả năng quá trình đàm phán nghỉ việc sẽ không diễn ra suôn sẻ
Như đã đề cập ở trên, tiết lộ ý định chuyển việc sang công ty đối thủ có thể dẫn đến các rắc rối hoặc bất lợi cho bạn. Vì vậy, đừng cho cấp trên hay đồng nghiệp biết tên công ty mới đến khi hoàn tất xong các thủ tục.
- 転職先企業から、入社までは社名を開示しないように指示を受けておりますので、報告は控えさせていただきます (Công ty tôi chuyển đến yêu cầu không được tiết lộ thông tin trước, cho đến khi tôi chính thức gia nhập. Vì vậy, tôi xin phép không trả lời câu hỏi này).
- しかるべきタイミングが来るまでは転職先企業名のご報告を控えさせていただきます (Tôi sẽ tiết lộ tên công ty mà tôi chuyển đến vào thời điểm thích hợp hơn).
Tình huống 3: Không muốn đề cập đến công ty chuyển việc
Có nhiều cách để né tránh trả lời tên công ty chuyển việc. Ví dụ: Nhắc đến định hướng nghề nghiệp, mong muốn phát triển,…
- 異業界に移って新たなキャリアを構築していきたいと考えております (Tôi muốn chuyển sang một ngành khác và bắt đầu phát triển sự nghiệp mới).
- 働く環境を少し変え、私の中での挑戦をしていくと決めております (Tôi đã quyết định thay đổi môi trường làm việc một chút để thử thách bản thân).
Lời kết
Nhìn chung, không có vấn đề gì khi không chia sẻ thông tin về nơi làm việc mới cho sếp hay đồng nghiệp hiện tại. Điều này tùy thuộc vào cách nhìn nhận những lợi ích hoặc hạn chế, cũng như văn hóa công ty của bạn.
Nếu bạn tin tưởng và muốn duy trì mối quan hệ tốt với sếp, đồng nghiệp sau khi rời đi, bạn có thể chia sẻ một phần dự định. Nhưng hãy lựa chọn thời điểm phù hợp. Tốt nhất là sau khi hoàn tất các thủ tục bắt buộc.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Takeshi
Ai
Daisuke