Rate this article:
2025.04.03
Các sản phẩm mang thương hiệu Nhật Bản (như mỹ phẩm, quần áo, gốm sứ, đồ điện tử,…) thường được người nước ngoài ưa chuộng nhờ chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng.
Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng bền vững “lên ngôi”, dẫn đến việc người buôn bán chuyển dần từ nhập hàng Trung Quốc sang hàng Nhật Bản đã trở nên phổ biến.
Vậy buôn hàng Nhật có ưu và nhược điểm gì? Cách buôn hàng Nhật về Việt Nam như thế nào? Tất cả sẽ được Mintoku Work giải đáp ngay sau đây.
Các cửa hàng thời trang là một nguồn nhập hàng Nhật trực tiếp
Các nguồn nhập hàng Nhật Bản
Khu mua sắm
Đối với các mặt hàng thời trang (như giày dép, quần áo, túi xách,…), nhiều người sống ở Nhật chọn cách mở pre-order (đặt hàng trước). Sau khi nhận đủ số lượng đơn hàng từ khách nước ngoài (ví dụ: Việt Nam), họ sẽ đến trung tâm mua sắm, và mua các mặt hàng theo yêu cầu để gửi cho khách.
Hình thức này giống như mua giúp (mua hộ), và nhận tiền hoa hồng. Dưới đây là một số khu vực mua sắm lớn ở Nhật mà bạn nên biết:
- Ginza (銀座): Quận sầm uất nhất của Tokyo, nơi tập trung nhiều cửa hàng quần áo, trang sức, đồ điện tử công nghệ cao cấp,… Các thương hiệu có thể kể đến như Uniqlo, MUJI, LV, Chanel,…
- Shibuya (渋谷): Thiên đường mua sắm dành cho tuổi teen, với nhiều xu hướng mới được cập nhật. Bạn có thể ghé qua các cửa hàng như MAGNET, Watt’s Sasazuka, Shibuya Marui,…
- Harajuku & Aoyama (原宿・青山): Hai khu phố mua sắm lớn, nơi quy tụ những mặt hàng thời trang từ cao cấp đến bình dân, thuộc nhiều phong cách như Gothic Lolita, Punk, Hip-hop,… Các địa điểm mua sắm phổ biến có thể kể đến như Omotesando Hills, Laforet Harajuku,…
Ngoài ra, bạn nên ghé đến những chi nhánh cửa hàng của các thương hiệu nổi tiếng hoặc siêu thị, trung tâm thương mại để mua những mặt hàng được khách yêu cầu.
Đặt hàng trên website, sàn thương mại điện tử
Mua hàng online không chỉ cho phép mua sản phẩm với số lượng nhỏ lẻ, mà còn có thể mua sỉ. Ở Nhật, có nhiều trang web kết nối nhà cung cấp, nhà sản xuất,… với “con buôn” muốn mua hàng số lượng lớn, ví dụ:
- NETSEA: Có khoảng 5.000 nhà sản xuất đã đăng ký thành viên và hơn 2 triệu sản phẩm đa dạng như quần áo, nhu yếu phẩm hàng ngày, sản phẩm làm đẹp, đồ điện,…
- Super Delivery: Trang web mua bán lâu đời, đã xuất hiện từ năm 2002, với khoảng 3.000 nhà sản xuất và nhà bán buôn đã đăng ký, nhưng cũng cho phép mua lẻ từ một sản phẩm duy nhất. Các mặt hàng cung cấp chính là hàng may mặc, thời trang.
- 卸問屋.com: Nền tảng bán buôn nhu yếu phẩm hàng ngày, phụ kiện, kim loại đá quý, đồ thể thao, quần áo, đồ gia dụng, sản phẩm quà tặng, thực phẩm,… từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau.
Cách nhập hàng Nhật về Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua hàng số lượng lớn trên các sàn thương mại điện tử quen thuộc như:
- Shopify: Được đánh giá 4,7/5 sao về mức độ hài lòng và cung cấp nhiều phương thức thanh toán, hỗ trợ người nước ngoài như Visa, Mastercard, JCB,…
- Rakuten Market: Tập trung nhiều sản phẩm đa dạng (như mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện tử, nội thất, trang sức, thời trang,…) với mức giá từ thấp đến cao.
- Amazon: Sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và được nhiều người Nhật sử dụng. Do đó, bạn có thể tìm mua mọi thứ trên Amazon như sách, đồ gia dụng, thời trang,… Nếu mua sỉ, bạn sẽ được tính giá bán buôn (với chiết khấu rẻ hơn giá mua lẻ).
Nhập hàng thông qua bên thứ ba
Những người kinh doanh nhỏ lẻ không có khả năng gom hàng trực tiếp tại Nhật Bản hoặc mua online trên các sàn thương mại điện tử, thì có thể mua sỉ thông qua bên thứ ba. Bạn có thể ghé các địa chỉ như Hội An, phố Hàng Thùng Hà Nội, chợ An Đông tại TP. Hồ Chí Minh,…
Mặt khác, bạn có thể nhờ dịch vụ nhập hàng và vận chuyển hàng quốc tế, bằng cách cung cấp danh sách các mặt hàng cần order, link mua hàng,… Người ta sẽ giúp bạn tiến hành đặt hàng, mua hộ sản phẩm.
Thông thường, bạn cần cọc trước từ 50% – 70% giá trị hàng hóa, và trả phần tiền còn lại sau khi nhận hàng. Các bên trung gian thường chỉ mất 5 – 7 ngày để nhập và cung ứng hàng cho bạn. Họ cũng sẽ hỗ trợ đàm phán và lựa chọn phương thức vận chuyển, mang lại lợi ích lớn nhất cho bạn.
Nhập khẩu hàng Nhật Bản để bán ra nước ngoài với giá cao
Ưu điểm của việc nhập hàng Nhật Bản
- Sản phẩm chất lượng và có nhiều thông tin để nghiên cứu, tìm hiểu về các mặt hàng mang thương hiệu Nhật;
- Chỉ cần có Internet là đủ để đặt hàng số lượng lớn dễ dàng;
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp (nếu có thể nhập hàng trực tiếp ở Nhật);
- Có khả năng bán với giá cao, mở rộng mối quan hệ khách hàng, tăng mức độ uy tín, dẫn đến số lượng đơn hàng tăng lên trong tương lai.
Nhược điểm của việc nhập hàng Nhật Bản
- Chi phí vận chuyển cao;
- Giao tiếp khó khăn (đặc biệt với những người không giỏi tiếng Nhật);
- Mất thời gian tạo tài khoản, tìm hiểu các bước mua hàng trên website bán sỉ hoặc sàn thương mại điện tử;
- Phải trải qua các bước kiểm duyệt khắt khe, thậm chí, bạn phải đến Nhật ký hợp đồng, nếu muốn nhập các mặt hàng giá trị cao;
- Có thể xảy ra trường hợp lừa đảo nếu lựa chọn bên thứ ba hỗ trợ không uy tín.
Lời kết
Với sự phát triển của Internet, việc nhập hàng Nhật Bản về Việt Nam bán không còn là chuyện khó khăn. Tuy nhiên, dù nhập hàng ở bất kỳ đất nước nào khác, bạn phải tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, để chắc chắn những biến động về tỷ giá tiền tệ không ảnh hưởng nhiều đến tiềm năng kinh doanh của mình.
Ngoài ra, hãy tránh nhập các mặt hàng bị cấm như cần sa, chất kích thích, nội dung khiêu dâm,… mà bị chính phủ Nhật hoặc Việt Nam cấm.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Takeshi
Ai
Daisuke