Rate this article:
2025.03.18
Giai đoạn cuối của năm tài chính đang đến gần, và nhiều người đã lên kế hoạch chuyển việc.
Nỗi lo thích nghi với môi trường công việc mới luôn là vấn đề được mang ra bàn luận, bởi vì đã có không ít trường hợp chuyển việc xong nhận thấy bản thân khó hòa hợp, hay không thể thích nghi với quy trình công việc mới.
Vậy làm sao để thành công hay trở thành mẫu nhân viên được yêu quý ở tổ chức mới? Cùng Mintoku Work phân tích trong bài viết nhé!
Tìm hiểu bí quyết thành công khi chuyển việc tại Nhật
Hiểu rõ tổ chức mà bạn chuyển đến
Tương tự như việc chuyển đến nơi ở mới, khi bạn lần đầu gia nhập một tổ chức, hãy tìm hiểu các quy tắc, văn hóa cũng như cách hòa nhập với người xung quanh.
Việc tôn trọng và cố gắng xây dựng mối quan hệ với càng nhiều người càng tốt, sẽ giúp bạn lấy được sự tin tưởng của người xung quanh, đặc biệt là đồng nghiệp chung nhóm và cấp trên.
Mặt khác, quy trình làm việc tại tổ chức mới có thể khác với tổ chức cũ, dù đảm nhận vị trí tương tự. Do đó, không nên giữ suy nghĩ rằng phương pháp thực hiện công việc chỉ có thể diễn ra theo một cách duy nhất mà bạn từng biết.
Tạo mối quan hệ ngang, dọc, chéo
Xây dựng mối quan hệ theo chiều dọc, chỉ các mối quan hệ cùng bộ phận, như tiền bối, hậu bối,… Ngoài ra, các mối quan hệ theo chiều ngang là kết nối giữa các bộ phận liên quan, không có quan hệ trực tiếp nhưng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chung.
Khi được nhiều người nhớ mặt và tên, bạn có thể thảo luận vấn đề, thu thập ý kiến khách quan từ các phòng ban hoặc những người không trực tiếp tham gia vào công việc của bạn, cũng như nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn.
Tiếp thu kiến thức mới
Để trở thành nhân viên tích cực và thành công trong một tổ chức, bạn phải liên tục học hỏi và cập nhật những kỹ năng, kiến thức mà xã hội hiện đại cần.
Khi đối mặt với vấn đề nảy sinh do các quan niệm cũ, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi sẽ cho bạn động lực đón nhận thử thách, công nghệ, phương pháp làm việc mới. Từ đó, nhân viên có thể phát triển bản thân cũng như thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Kỹ năng ghi chép giúp nhân viên thành công khi chuyển việc tại Nhật
Quản lý thời gian và sức khỏe
Quản lý thời gian có nghĩa là lập kế hoạch sử dụng, tối đa hóa thời gian, nguồn lực cố định và tiến hành công việc theo kế hoạch đó, để đạt được kết quả tốt.
Thông qua việc đặt ra các mối ưu tiên cũng như làm việc có hệ thống, bạn không chỉ tăng năng suất mà còn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Quản lý thời gian cũng rất cần thiết để đáp ứng các mốc thời gian (deadline) khi thực hiện dự án. Tận dụng tối đa thời gian giúp hoàn thành công việc của mình, đồng thời, đóng góp vào hiệu quả và năng suất chung của toàn bộ tổ chức.
Bên cạnh thời gian, sức khỏe là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc của người nhân viên. Để kiểm soát căng thẳng (stress) cũng như duy trì sức khỏe thể chất, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, học thêm các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục vừa phải.
Ngoài ra, nếu cảm thấy quá kiệt sức về mặt tinh thần do công việc, hoặc các mối quan hệ cá nhân, việc tư vấn, trị liệu tâm lý có thể hiệu quả, bởi vì tâm trí và cơ thể khỏe mạnh chính là điều kiện cần thiết để thành công trong công việc.
Xác định mục tiêu
Một nhân viên biết đặt mục tiêu cụ thể và vạch ra con đường, kế hoạch hành động theo từng bước nhỏ, thường dễ thành công hơn các nhân viên chỉ làm để hoàn thành trách nhiệm.
Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 5 năm, bạn nên bắt đầu học kỹ năng mới, lấy các chứng chỉ cần thiết, tham gia những dự án giúp tăng kinh nghiệm lãnh đạo,…
Lý do chuyển việc ảnh hưởng đến động lực cống hiến tại môi trường mới
Tiếp thu góp ý
Tưởng chừng chỉ là hoạt động đơn giản, nhưng không phải nhân viên nào cũng biết tiếp thu các ý kiến có chừng mực, trong khi vẫn giữ vững quan điểm của mình.
Nhìn chung, lời khen thường gia tăng sự tự tin, và động lực cống hiến. Mặt khác, phản hồi tiêu cực, góp ý giúp nhân viên khám phá cách cải tiến, giải quyết vấn đề hiệu quả.
Lắng nghe tích cực
Kỹ năng giao tiếp luôn phải đi kèm với khả năng lắng nghe tích cực, để hỗ trợ cho việc tiếp nhận, xử lý thông tin chính xác.
Ở Nhật, lắng nghe tích cực là khả năng nắm bắt, thấu hiểu ý kiến cũng như cảm xúc của người khác, khiến họ cảm thấy dễ chịu trong quá trình giao tiếp. Đây là yếu tố giúp xây dựng các mối quan hệ bền vững và tăng cường việc giao tiếp, phản hồi hiệu quả tại tổ chức.
Ví dụ: Sau khi người khác nói xong, bạn chỉ cần hỏi lại あなたが言いたいことは…と理解しましたが、それは正しいですか? (Theo tôi hiểu, ý anh/chị là…, có phải vậy không ạ?). Điều này vừa giúp đôi bên thống nhất ý kiến, tránh gây hiểu lầm, vừa thể hiện rằng bạn có quan tâm, chú ý đến những gì đối phương nói).
Viết nhật ký đi làm
Việc viết ra những điều bạn nghĩ liên quan đến công việc (như nhận định, ý tưởng, đầu việc phải làm,…) là một cách hệ thống lại thông tin hiệu quả.
Hãy ghi lại hoạt động hàng ngày, những gì bạn cảm nhận trước và sau khi chuyển môi trường làm việc mới, chẳng hạn như これはもっと改善できそう(Tôi nghĩ mình có thể cải thiện điều này).
Vì là người mới gia nhập tổ chức, nên bạn có thể nhìn mọi thứ dưới góc độ mới mẻ. Khi thảo luận nhóm, bạn nên đưa ra các ý tưởng đã được trình bày trên giấy cho đồng nghiệp vào thời điểm đã thiết lập mối quan hệ bền vững, họ sẽ dễ dàng chấp nhận ý tưởng của bạn hơn.
Lời kết
Nếu bạn lo lắng về việc có thể thích nghi hay phát triển tại môi trường công việc mới hay không, hãy ghi nhớ 8 điều trên.
Đây là những kỹ năng cần thiết, giúp nhân viên tạo dựng các mối quan hệ, quản trị thời gian, sức khỏe và nâng cao hiệu suất công việc.
Hy vọng thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Takeshi
Ai
Daisuke