Rate this article:
2025.02.14
Khi giao tiếp, người khác không chỉ lắng nghe những gì bạn nói, mà còn chú ý đến từng cử chỉ, hành động, ánh mắt, nét mặt,…
Một nghiên cứu của UCLA đã chỉ ra rằng chúng ta hiểu người khác thông qua 7% nội dung truyền tải, 38% từ giọng nói và 55% từ ngôn ngữ cơ thể.
Vì vậy, việc kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp gây ấn tượng trong giao tiếp và tăng tính thuyết phục.
Ví dụ về ngôn ngữ cơ thể tự tin
Ngôn ngữ cơ thể là gì?
Ngôn ngữ cơ thể (ボディランゲージ) đề cập đến các dấu hiệu (không phải lời nói) được thể hiện trong quá trình giao tiếp, như ánh mắt, nét mặt, tư thế, cử chỉ, giọng nói,…
Ví dụ: Khi trò chuyện, một cái gật đầu nhẹ đúng lúc sẽ cho đối phương thấy bạn đang lắng nghe chăm chú và quan tâm đến những gì họ nói.
Ngược lại, các ngôn ngữ cơ thể khiếm nhã, thiếu tôn trọng thường là khoanh tay, ánh nhìn lơ đãng, láo liên, nhướng mày,…
Ngôn ngữ cơ thể quan trọng như thế nào?
Nếu bạn sinh sống và làm việc cùng với người Nhật, bạn sẽ thấy rằng họ đặt ra nhiều nguyên tắc, nghi thức trong sinh hoạt hàng ngày (từ ăn uống, đi đường, đến giao tiếp,…).
Người Nhật luôn cố gắng thể hiện sự tôn trọng và tránh tối đa những hành vi bất lịch sự với người khác. Và ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố phải mài giũa từ sớm.
Trong công việc, nếu có thể kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích như:
Tăng tính thuyết phục cho câu chuyện
Ví dụ: Bạn đang giải thích tính năng của sản phẩm mới cho khách hàng, nhưng lại liên tục tìm kiếm tài liệu trên bàn. Điều đó sẽ khó tạo sự tin cậy với người khác, hay thậm chí, gây ấn tượng rằng bạn chưa thật sự hiểu về sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào mắt khách hàng, nói chuyện với dáng vẻ tự tin và sẵn sàng giải đáp câu hỏi của họ, người khác sẽ dễ bị thuyết phục hơn.
Ngoài ra, khi muốn nhấn mạnh điều gì đó, hãy nói chậm và tăng âm lượng ở phần quan trọng, hoặc di chuyển lại gần người kia.
Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể phù hợp ở nơi làm việc
Thấu hiểu người khác
Bởi vì ngôn ngữ cơ thể bộc lộ cảm xúc, nên bạn có thể hiểu người khác sâu hơn thông qua việc chú ý đến cử chỉ, nét mặt,…
Mặt khác, nếu bạn luôn cố gắng duy trì thái độ tích cực khi giao tiếp, bạn sẽ tạo cảm giác an toàn, thân thiện,… và khiến đối phương sẵn lòng chia sẻ nhiều điều hơn với bạn.
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp
Dù nắm giữ vị trí nào, bạn đều là một phần và đại diện cho hình ảnh công ty. Vì vậy, khi làm việc với đối tác, khách hàng, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo dựng niềm tin với họ bằng cách nhất quán giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
Tự tin là điều cần thiết, nhưng nên biết cảm ơn và khen ngợi đúng lúc. Điều đó sẽ tạo nên mối quan hệ cân bằng, khiến cả hai bên đều thoải mái.
7 cách cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Thẳng lưng và giãn vai
Nếu một người có xu hướng ngước mặt lên cao khi nói chuyện, điều đó dễ tạo cảm giác kiêu ngạo. Nhưng nếu bạn chùng vai, rụt cổ hoặc cong lưng, người khác sẽ liên tưởng đến sự tự ti, nhút nhát, buồn bã.
Do đó, cách tốt nhất là thả lỏng vai vừa phải, thẳng lưng và nâng cằm lên một chút.
Nghiêng người về phía trước
Để thể hiện sự quan tâm đến câu chuyện, bạn nên nghiêng người về phía trước một chút khi người khác đang trình bày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được mình đang nghiêng về phía nào, bởi vì nghiêng người quá xa có thể gây khó chịu hoặc ấn tượng sai lệch.
Mỉm cười
Đây là yếu tố cần thiết, góp phần tạo nên buổi trò chuyện, thuyết trình thành công. Hãy mỉm cười khi được người khác giới thiệu, giữ nét mặt tươi tắn, điềm tĩnh và không bị đơ trong suốt quá trình nói chuyện.
Nụ cười là bí mật về ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp bằng mắt thường xuyên
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vậy nên, ánh mắt càng tự nhiên, thoái mái, càng khiến người khác dễ chịu. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc nhìn chằm chằm, mà hãy nhìn vào mắt đối phương vài giây, rồi nhìn chỗ khác.
Bắt tay thật chặt
Với những người mà bạn gặp mặt lần đầu tiên, hãy bắt tay chặt, dùng lực mạnh. Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp và mức độ tin cậy cao hơn.
Hạ thấp đồ uống
Trong một bữa tiệc, thay vì cầm đồ uống hoặc giữ đồ vật gì đó trước ngực, bạn nên hạ thấp món đồ trong tay xuống. Như vậy, người khác sẽ không cảm thấy bạn đang cảnh giác, hoặc thiếu tự nhiên, và có thể muốn bắt chuyện với bạn.
Duy trì khoảng cách phù hợp
Dù bạn hòa đồng và tràn đầy năng lượng, nhưng không nên để điều đó lấn át người khác. Hãy chú ý đến ngôn ngữ của đối phương khi trao đổi, để biết được họ cảm thấy như thế nào, và duy trì khoảng cách phù hợp.
Ví dụ: Nếu người khác nghiêng người về phía bạn, điều đó cho thấy họ chú ý đến những gì bạn nói. Nếu đối phương có xu hướng cách xa, có thể họ đánh giá không tốt về bạn hoặc không hứng thú với những gì bạn nói.
Lời kết
Nhìn chung, để cải thiện kỹ năng giao tiếp toàn diện, bạn không chỉ nên tập trung vào những gì trình bày, mà còn phải kiểm soát ngôn ngữ cơ thể (như nét mặt, dáng điệu, nụ cười,…).
Hãy xây dựng phong thái tự tin, thoải mái ở nơi làm việc. Điều đó sẽ khiến khách hàng, đối tác tin tưởng và được cấp trên chú ý, giúp con đường thăng tiến thuận lợi hơn.
Để cập nhật những hướng dẫn hữu ích khác, đừng quên theo dõi Mintoku Work thường xuyên nhé!
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Takeshi
Ai
Daisuke