Rate this article:
2024.02.26
Văn hóa trà đạo Nhật Bản là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Nhật. Trà đạo có lịch sử lâu đời và sức hấp dẫn tuyệt đối, bạn có thể cảm nhận được lối sống wabi-sabi khi thưởng trà. Không chỉ là cách uống trà thế nào cho ngon, văn hóa trà đạo còn ẩn chứa các bài học về tinh thần hiếu khách của người Nhật.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản – Truyền thống tiêu biểu của người Nhật
Trà đạo là nền văn hóa truyền thống của người Nhật, vì vậy người làm khách sẽ được phục vụ một chén trà thơm ngon với matcha, trà ngọt và ẩm thực kaiseki. Ở Nhật, cách đọc chung cho trà đạo là “Sado”, nhưng tùy theo trường phái mà sẽ có nơi gọi là “Chado”.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ là phong cách chiêu đãi khách bằng trà và bánh ngọt. Thông qua hoạt động thư giãn này, có thể thấy nét hấp dẫn của trà đạo còn được đánh giá cao qua phòng trà, phong cảnh vườn, dụng cụ pha trà, nghi thức pha trà ngon,… Trong lúc thưởng thức vị trà, mọi người có thể cùng nhau bàn luận về đồ gốm, tranh cổ, cách cắm hoa,…
Trà đạo được trau chuốt qua nhiều năm và có sức hấp dẫn đối với người dân Nhật lẫn nhưng du khách đặt chân tới đất nước này cùng sự tò mò. Quả thực, văn hóa trà đạo Nhật Bản có rất nhiều quy tắc, nhưng dần dà, các bước thưởng trà đã được giản lược bớt để tập trung vào không khí buổi tiệc trà, hương vị lan tỏa trong miệng và sự thoải mái nhất đối với người thưởng trà.
Lịch sử hình thành nên văn hóa trà đạo Nhật Bản
Giống như các nền văn hóa khác, văn hóa trà đạo cũng có lịch sử hình thành và biến đổi qua nhiều thời kỳ.
Uống trà đạo từ thời Muromachi (室町)
Nền văn hóa trà đạo Nhật Bản được hình thành từ thời Kamakura (鎌倉) và Muromachi nhưng matcha lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản trong thời Heian. Ban đầu, matcha chỉ được một số ít người thuộc tầng lớp thượng lưu biết đến như dược phẩm, nhưng từ thời Kamakura thì nó đã nổi tiếng khắp thế giới. Thông qua các sự kiện tổ chức Thiền và mở rộng các lớp học, trà đạo đã trở thành nền văn hóa Nhật Bản được phổ biến ở nhiều quốc gia khác.
Phong tục uống trà từ Trung Quốc
Phong tục uống trà lan truyền tới Nhật Bản từ đầu thời Kamakura nhưng tới khi các nhà sư nhà Tống ở Trung Quốc mang theo trà trở về nước thì văn hóa trà đạo mới trở nên phổ biến. Khi ấy, matcha quý giá tới mức được coi là thức uống đặc biệt mà chỉ giới quý tộc và tu sĩ mới có thể uống. Sau thời gian trồng trọt và thu hoạch cây trà, nguyên liệu đã trở nên phổ biến hơn, phong tục uống trà bắt đầu lan rộng giới giới Samurai.
Thậm chí, khi trà dần xâm nhập vào cuộc sống đời thường, người Nhật còn tạo ra một trò chơi có tên “cha kabuki” (茶歌舞伎) để đoán thương hiệu và khu vực sản xuất trà nữa.
Hướng vị trà đạo Wabicha
Vào thời Muromachi (室町), việc đánh bạc bằng tiền tệ trao đổi là trà và rượu bị cấm đã đốc thúc phong cách trà đạo Wabicha – nền tảng của văn hóa trà đạo Nhật Bản hiện đại ra đời. Nguồn gốc của văn hóa uống trà được tạo ra bởi Senno Rikyu (千利休)- người sáng lập trà đạo và Juko Marata (村田珠光)- người sáng tạo Wabicha. Sự kết hợp của hai văn hóa này khiến trà đạo trở thành nghi thức long trọng hơn, đặt cả tri thức, sự nhã nhặn và am hiểu trà vào trong đó.
Vào thời điểm đó, người dân Nhật vừa uống trà vừa chiêm ngưỡng và chia sẻ về các đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật và giá trị về vật chất. Kết hợp cùng các triết lý Thiền, buổi thưởng trà trở nên thanh tịnh hơn, chú trọng đến lòng hiếu khách và các nghi thức cần thiết.
Trong văn hóa trà đạo Nhật Bản Wabicha, người ta coi trọng cái đẹp là sự đơn giản, không cầu kỳ và màu mè. Vì thế mà người Nhật thích uống trà trong chén sứ Iga và Shigaraki hơn là những món đồ Trung Hoa trang trí cầu kỳ và phổ biến khi đó. Wabi-sabi – phong cách sống thẩm mỹ tối giản của người Nhật được nhấn mạnh trong trà đạo và được kế thừa mạnh mẽ trong các nghi thức trà đạo hiện đại.
Trường phái trà đạo thời kỳ Edo
Tới thời Edo, trà đạo đã trở thành nghi lễ chính thức của Mạc phủ. Khi ấy, có rất nhiều trường phái khác nhau về văn hóa trà đạo Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Trong số đó, trường phái vẫn nổi tiếng đến bây giờ là Omotesenke (表千家), Urasenke (裏千家) và Mushanokoji Senke (武者小路千家).
Tiếp nối thời Muromachi, văn hóa thưởng trà thời Edo vẫn xuất hiện ở mọi tầng lớp, không chỉ giới hạn ở quý tộc thượng lưu. Tuy nhiên, loại trà mà dân Nhật uống khi ấy không phải matcha mà là sencha, loại trà mới sử dụng lá thay vì bột. Sencha là thức uống mới, đơn giản hơn matcha và phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Vì thế mà cũng xuất hiện một nhánh của trà đạo tên là “Senchado”.
Hình thức trà đạo thời Minh Trị
Ở thời Edo, trà đạo là lễ nghi chính thức dành cho Samurai, nhưng vào thời Minh Trị, cùng với thơ Waka và thư pháp, trà đạo đã trở thành hình thức giáo dục dành cho mọi phụ nữ Nhật. Các lớp học văn hóa trà đạo Nhật Bản được tổ chức như một môn nghệ thuật tự do tại các trường nữ sinh. Dù bị cô lập bởi nền văn minh mới nhưng vẫn có nhiều người theo học trà đạo để nâng cao vị thế trong giới chính trị và ngoại giao kinh doanh cũng như trau dồi kiến thức.
Đa dạng văn hóa trà đạo Nhật Bản tồn tại xưa tới nay
Như đã nhắc ở phần trên, văn hóa trà đạo Nhật Bản hiện có 3 trường phái chính tồn tại từ thời cổ là Omotesenke, Urasenke và Mushakoji Senke. Mỗi trường phái đều được phát triển mạnh mẽ từ sức ảnh hưởng của Sen no Rikyu nhưng lại có cách pha trà và nghi thức khác nhau.
Omotesenke
Omotesenke là một trường phái trà đạo thuộc dòng chính của Sansenke do Sensousa đứng đầu. Vì thế mà người đứng đầu trường phái sẽ dạy trà đạo theo nghi lễ trà đạo truyền thống của Mạc phủ thời Edo.
Phòng trà của Sensousa có tên “Fushinan’” được thừa kế từ cha anh – Sensoutan và có một chi nhánh khác mang tên trường phái là Omotesenke.
Urasenke
Urasenke là trường phái văn hóa trà đạo Nhật Bản dành cho các Samurai, đồng thời truyền bá tích cực nghi thức trà đạo trong dân chúng. Sau cái chết của Sen no Rikyu – người sáng lập trà đạo thì người đứng đầu gia đình là Soshitsu – người đứng đầu gia đình đã đứng ra để phổ biến trà đạo, đồng thời tránh xung đột với chính quyền Nhật.
Điểm ấn tượng của trường phái Urasenke là luôn làm hài lòng khách. Điều này thể hiện qua việc những người trà sư chú trọng dụng cụ pha trà có chất lượng tốt nhất để có được hương vị trà tuyệt mỹ nhất.
Ngược lại với Omotesenke coi trọng trà đạo truyền thống thì Urasenke có xu hướng truyền bá các thông tin liên quan ra nước ngoài bằng việc tổ chức lớp học và hỗ trợ các tiết học trà đạo ở trường học.
Mushakoji Senke
Mushakoji Senke là trường phái trà đạo do Sensoushu đứng đầu, gần như là phiên bản nâng cấp của trường phái Omotesenke nhưng tinh gọn hơn bằng cách lược bớt các bước không cần thiết khi pha trà đạo. Với cốt lõi của văn hóa trà đạo Nhật Bản, Mushakoji Senke luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm thưởng trà thoải mái và trọn vẹn nhất.
Tinh thần của văn hóa trà đạo Nhật Bản
Văn hóa uống trà của người Nhật không chỉ coi trọng nghi thức, lễ nghi khi pha trà mà còn thể hiện tinh thần quan trọng khi thưởng thức.
Dựa vào triết lý Thiền của Wakei Seijaku, tinh thần của người pha trà và người thưởng trà đều cần phải có:
- Hòa hợp: Coi trọng sự hài hòa giữa mọi việc
- Tôn trọng: Khách và chủ phải có sự tôn trọng lẫn nhau.
- Thanh khiết: Trong suốt nghi thức hưởng thụ văn hóa trà đạo Nhật Bản, cần giữ tâm trong sạch
- Yên bình: Giữ một tinh thần tĩnh lặng, không tỏ ra nao núng trước bất cứ sự kiện gì.
Bên cạnh đó, quy tắc của Rikyu lại đề cao tính hiếu khách:
- Pha trà theo chiều lòng khách: Pha trà sao cho ngon nhất, vừa miệng người đến thưởng trà. Sự hài lòng thực sự của khách khi thưởng thức trà xuất phát từ sự hiếu khách và chân thành của chủ nhà.
- Lựa chọn nơi đặt than: Thời gian để than đạt đến nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đặt than để đun sôi nước. Vì vậy cần tính toán nơi đặt than cho phù hợp, tránh gió thổi khiến than tắt sớm.
- Đặt hoa sao cho tự nhiên: Hoa được sắp xếp một cách tự nhiên nhất để tạo cảm giác thoải mái, hòa mình vào thiên nhiên.
- Không gian thưởng trà: Cần bố trí không gian thưởng trà phù hợp mỗi mùa để mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Hãy chuẩn bị trước mọi thứ: Ngay cả trong văn hóa trà đạo Nhật Bản thì thời gian vẫn được đánh giá là rất quan trọng. Vì vậy, chủ nhà cần chuẩn bị mọi thứ để khi khách tới không vội vàng. Đương nhiên, khách tới uống trà cũng nên đến đúng như thời gian đã hẹn.
- Dự phòng cho mọi trường hợp: Không thể chắc chắn mọi thứ sẽ diễn ra đúng kế hoạch. Vì vậy hãy chuẩn bị mọi thứ và sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra.
- Quan tâm đến khách uống trà: Thể hiện thái độ quan tâm, ân cần với khách thưởng trà.
Nghi thức của văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trong nghi thức trà đạo, có một số điểm thú vị mà những người muốn trải nghiệm đều nên biết:
- Chủ nhà sẽ mặc Kimono để tiếp khách. Khách tới uống trà phải mặc trang phục lịch sự, màu sắc nhã nhặn.
- Chủ nhà và khách sẽ chào nhau bằng cái cúi đầu im lặng, sau đó thực hiện nghi thức thanh tẩy bằng việc rửa tay và súc miệng ở bồn đá.
- Chủ đề của cuộc trò chuyện trong văn hóa Nhật Bản có thể là tranh thư pháp, bình hoa trang trí phòng,…
- Khi khách mời đã ngồi vào đúng vị trí, trà sư sẽ tiến hành nghi thức pha trà và trao chén.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra góc nhìn tổng quan về văn hóa trà đạo Nhật Bản. Những thông tin về lịch sử trà đạo và một vài quy tắc khi thưởng thức trà sẽ giúp các bạn hiểu hơn về văn hóa Nhật cũng như tinh thần của một người thưởng trà là như thế nào. Nếu có cơ hội tới xứ Phù Tang, hãy thử trải nghiệm nghi thức này nhé!
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad