Rate this article:
2024.02.07
Nhiều bạn mới bắt đầu học cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật có thể cảm thấy khó khăn và phức tạp. Nhưng nếu các bạn đủ chăm chỉ, đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu và rèn luyện thì chắc chắn sẽ học tập thành công, gặt hái thành quả.
Tìm hiểu về đặc tính cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật
Khi tìm hiểu về cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, người học sẽ nhận ra các đặc điểm cơ bản như:
- Động từ trong tiếng Nhật (動詞 – Dōshi) không chia theo danh xưng (không chia theo ngôi).
- Ngôn ngữ Nhật Bản không có mạo từ.
- Hầu hết các danh từ tiếng Nhật không có số nhiều.
- Trợ từ thường đặt ở cuối chữ hoặc cuối câu để biểu thị quan hệ giữa các chủ ngữ trong câu hoặc bổ sung thêm nghĩa cho từ chính.
- Chủ từ và túc từ thường được bỏ bớt đi nếu như khi giản lược vẫn có thể hiểu được cả câu. Mục tiêu của việc này để rút gọn câu ngắn gọn, dễ nhớ.
- Có hai thể loại văn trong tiếng Việt là thể thông thường “ふつうけい” và thể lịch sự “てねいけい ”. Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà người nói linh hoạt sử dụng thể loại văn cho phù hợp.
- Về mặt cấu tạo ngữ pháp, trật tự của tiếng Nhật không giống với câu cơ bản của tiếng Việt mà có chút đảo ngược: Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ. Ví dụ câu “tôi uống nước” trong tiếng Nhật sẽ được viết là わたし は みず を のみます。
Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng
Một số cấu trúc ngữ pháp thông dụng mà người học tiếng Nhật nên ghi nhớ:
- は: thì, là, ở (Trợ từ)
Cách dùng: は để phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu (N1 は N2). Bên cạnh đó đứng trước các thông tin cần truyền đạt (trước một mệnh đề).
Lưu ý: Khi người hỏi đặt câu bắt đầu bằng は thì người trả lời cũng phải bắt đầu bằng は với thông tin trả lời thay thế cho từ để hỏi.
- も: cũng, đến mức, đến cả
Cách dùng:
- Để miêu tả sự vật, tính chất, hành động tương tự với sự vật, tính chất, hành động đã nêu trước đó (tránh lặp lại trợ từ は hoặc động từ nhiều lần trong cùng một câu.
- Thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ về mức độ, số lượng, sự lặp đi lặp lại của một sự vật, hành động.
- Thể hiện mức độ không giống bình thường (cao hơn hơn hoặc thấp hơn).
Ví dụ: 山田さんは本を読むことが好きです。私も同じです (Anh Yamada thích đọc sách. Tôi cũng vậy).
- で: tại, ở, vì, bằng, với ( khoảng thời gian)
Cách dùng:
- Diễn tả nơi xảy ra hành động, sự kiện, phương pháp, phương thức, phương tiện.
- Diễn tả sự vật được làm bằng chất liệu, vật liệu nào.
- Diễn tả một khoảng thời gian giới hạn.
Ví dụ: Công việc này sáng mai xong được không? (この仕事は明日で終りますか?)
- に/ へ : chỉ hướng, địa điểm, thời điểm
Cách dùng: Dùng để chỉ thời điểm, địa điểm, hướng tới ai đó.
- に : vào, vào lúc
Cách dùng:
- Khi muốn nói về thời điểm mà hành động xảy ra, thêm trợ từ に vào sau danh từ chỉ thời gian.
- Dùng với những hành động diễn ra trong thời gian ngắn.
- Dùng khi danh từ chỉ thời gian có kèm theo số.
- Có thể không dùng với các trường hợp chỉ các thứ trong tuần.
- を :chỉ đối tượng của hành động
Cách dùng:
- Sử dụng trợ từ を khi biểu thị bổ ngữ trực tiếp cho ngoại động từ.
Ví dụ: Tôi uống nước (水を飲みます。)
- と : với
Cách dùng:
- Trợ từ と dùng khi muốn biểu thị một đối tượng bất kỳ (người hoặc vật) đang cùng thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: Tôi đi công tác ở Mỹ cùng đồng nghiệp (同僚 とアメリカへ出張 します。)
Lưu ý: Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng 「ひとりで. Trường hợp này không dùng trợ từ「と」.
Sai lầm nghiêm trọng khi học cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật
Bởi vì tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới nên nếu không có phương pháp học tập phù hợp thì rất dễ phạm phải các sai lầm nghiêm trọng khi học.
Học thuộc cấu tạo và ý nghĩa của cấu trúc nên không thể phân biệt cấu trúc câu phức cạp
Khi học cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật, nhiều bạn chỉ chăm chú học thuộc công thức hay cấu tạo của một câu theo hình thức đối phó mà không hiểu được hết ý nghĩa cũng như cách vận dụng vào thực tiễn, trong các cuộc hội thoại, các đoạn văn. Điều này khiến khả năng học tiếng Nhật của họ bị chậm phát triển.
Khi học ngữ pháp tiếng Nhật. người học nên có các ví dụ vận dụng ngữ pháp đó để hiểu về cách đọc, cách sử dụng, cách áp dụng cấu trúc ngữ pháp vào thực tiễn một cách chính xác và linh hoạt nhất.
Thay vì học thuộc lòng các cấu trúc ngữ pháp theo cách khô khan, hãy thử áp dụng chúng vào các tình huống cụ thể. Ví dụ như làm các bài tập theo dạng điền từ vào chỗ trống, nối câu hoàn chỉnh. Sau đó, kiểm tra lại đáp án và chỉnh sửa những câu trả lời bạn làm chưa đúng. Điều này không chỉ giúp người học ghi nhớ được cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật một cách nhanh chóng mà còn nâng cao vốn từ vựng của bạn.
Học tập dàn trải
Luôn cố gắng làm thật nhiều đề và học dàn trải là phương pháp được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay khi học cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định. Chỉ khi bạn là người nắm đầy đủ các kiến thức về ngữ pháp tiếng Nhật thì mới có thể áp dụng hiệu quả phương pháp học tập này. Nhưng nếu chỉ mới chuẩn bị học ngữ pháp và các cấu trúc mà đã tập trung làm quá nhiều đề thì có thể khiến cho người học bị rối và không cải thiện được khả năng học tốt lên.
Nếu muốn học tập tốt cấu trúc ngữ pháp, ngay từ đầu bạn nên học từng yếu tố ngữ pháp, biết cách vận dụng hiểu được ý nghĩa của chúng. Việc nắm rõ từng yếu tố trong cấu trúc câu giúp người học có được một vốn kiến thức nền tảng nhất định. Vì thế mà khi giải đề sẽ không bị hoảng loạn hay cảm thấy chỉ có thể nhớ “mang máng” nữa.
Không ôn tập lại các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cũ
Nếu như không thường xuyên thực hành và ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp đã học, chắc chắn rằng dù bạn có học giỏi đến đâu thì vẫn có thể quên khi gặp lại cấu trúc cũ trong bài thi. Vì vậy khi học tập các cấu trúc thức ngữ pháp N2, hãy thường sẽ ôn lại những kiến thức liên quan đến N3, N4 vì chúng có sự kết nối lẫn nhau giúp bạn học tiếng Nhật thật tốt.
Cách học cấu trúc ngữ pháp Tiếng Nhật hiệu quả và nhanh chóng
Bởi vì cấu trúc ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Nhật khác nhau khá nhiều nên các bạn càng phải phân biệt rõ từng cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật để ghi nhớ chính xác và hiệu quả. Vậy làm sao để ghi nhớ hết các cấu trúc? Hãy tham khảo một số mẹo học bài dưới đây nhé!
Đặt câu với từng cấu trúc ngữ pháp
Việc đặt câu với từng cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật nghe có vẻ mất công và tốn nhiều thời gian nhưng phương pháp học này thực sự mang lại hiệu quả tốt. Nhiều bạn khi học được một cấu trúc ngữ pháp mới thì tiếp thu rất nhanh nhưng bởi vì không luyện tập chăm chỉ nên chẳng mấy mà chóng quên đi. Vì vậy, hãy đặt câu với các ngữ pháp mà bạn đã học, mỗi cầu cấu trúc đặt từ 2 đến 3 câu ví dụ để hiểu rõ hơn về cách vận dụng trong từng ngữ cảnh thích hợp.
Thường xuyên tổng hợp ngữ pháp
Ngay từ những ngày đầu học ngữ pháp tiếng Nhật, hãy tạo cho bạn thân một quyển sổ tay tổng hợp để viết lại những gì đã học được từ những kiến thức đơn giản cho tới những thông tin “khó nuốt”. Điều này giúp mọi người ôn tập một lượt các ngữ pháp đã học và nếu có lỡ quên đi thì cũng có thể mở sổ ra tìm ngay để ôn tập lại.
Học những cấu trúc ngữ pháp liên quan tới nhau
Khi học lên cấp độ càng cao, các bạn sẽ nhận ra có những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật trông rất quen thuộc nhưng lại chưa được học. Thực chất đó là những câu ngữ pháp có ý nghĩa gần giống nhau, tuy nhiên lại có chút khác biệt về hoàn cảnh và đối tượng sử dụng.
Do đó, các bạn có thể lập một bảng để phân biệt những điểm giống và khác nhau của các ngữ pháp tiếng Nhật. Nhờ vậy, người học hiểu sâu hơn về ngữ pháp như cách sử dụng và những lưu ý khi dùng câu. Việc này không chỉ giúp mọi người học được nhiều cấu trúc ngữ pháp hơn mà còn hiểu sâu và biết cách dùng câu chính xác.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật và các phương pháp học tập hiệu quả. Mong rằng những bạn đang theo học ngôn ngữ Nhật Bản có thêm tự tin và áp dụng tốt các mẹo học tập khi đọc những kiến thức được đề cập trong bài viết của Mintoku Work.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
たけし
あい
だいすけ