Rate this article:

Tìm hiểu văn hóa qua các lá cờ Nhật Bản ngày xưa

2024.01.09

Bằng cách tìm hiểu rõ nguồn gốc, lịch sử của các lá cờ Nhật Bản ngày xưa cho tới quốc kỳ hiện tại, chúng ta có thể nắm bắt được sự thay đổi trong văn hóa của quốc gia này. Vì sao quốc kỳ Nhật Bản lại có biểu tượng như hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa lá cờ Nhật Bản ngày xưa

Ý nghĩa của cờ Nhật Bản

cờ Nhật Bản ngày xưa được gọi tên chính thức vào ngày 27.02.1870 là Nisshoki, được hiểu là ánh nắng mặt trời. Hình dáng thiết kế của cờ Nhật đơn giản với màu nền trắng và một vòng tròn màu đỏ rực rỡ ở trung tâm. Tuy biểu tượng quốc kỳ giản lược nhưng lại mang nhiều ý nghĩa.

Ngoài ra, cờ Nhật Bản còn có cách gọi khác là Hinomaru, mang ý nghĩa là vòng tròn của mặt trời. Trong đó, vòng tròn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương Đông và Nhật Bản là quốc gia đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc mỗi sớm bình minh. Vì vậy, đây chính là lý do đất nước này được mệnh danh là “đất nước mặt trời mọc”.

Bên cạnh đó, mặt trời đỏ cũng là biểu tượng của nữ thần Amaterasu – vị thần mặt trời trong văn hóa Thần Đạo, người khai sinh ra dòng dõi hoàng tộc Nhật Bản. Theo thần thoại, nữ thần Amaterasu được sinh ra từ mắt trái của thần Izanagi trong lúc đang rửa sạch tàn tích của thế giới người chết sau khi chạy trốn khỏi người vợ Izanami.

Những thay đổi quan trọng của lá cờ Nhật Bản ngày xưa

Dấu mốc quan trọng của lá cờ Nhật Bản ngày xưa đến nay

Dấu mốc quan trọng của lá cờ Nhật Bản ngày xưa đến nay

Cờ bay dưới thời Monmu (文武天皇)

Theo ghi chép từ tịch cổ, lá cờ Nhật Bản ngày xưa được dùng lần đầu tiên bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi xử án tại công đường vào năm 701. Hoàng đế sử dụng cờ này để tượng trưng cho mặt trời của triều đình vào năm đó, đồng thời thể hiện sự liêm khiết, chính trực và công bằng của một đất nước thượng tôn pháp luật.

Cờ Nhật với hình tròn màu đỏ nằm giữa trung tâm nền trắng cũng được phất lên trong thế kỷ 13 khi tướng lính quân Shogun đương đầu với đội quân xâm lược đến từ Mông Cổ.

Thay đổi và cải biên lá cờ Nhật Bản ngày xưa

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều sự thay đổi mới có biểu tượng như ngày hôm nay. Các yếu tố thay đổi tác động đến hình ảnh lá cờ Nhật Bản là hải quân Nhật, lực lượng quân đội tự vệ và hoàng tộc Nhật Bản. Trong đó, lá cờ Nhật Bản ngày xưa để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là hình ảnh vòng tròn đỏ ở giữa chiếu sáng các tia đỏ vây xung quanh.

Lá cờ Nhật Bản ngày xưa thuộc cờ Quân đội Hoàng gia được cải biên

Chính thức công nhận vào năm 1999

Lá cờ Nhật Bản được công nhận chính thức vào năm 1870 với tư cách là cờ của thuyền buôn. Nhưng phải tới năm 1999 thì mới “danh chính ngôn thuận” trở thành quốc kỳ của đất nước này.

Dù vậy, Hinomaru được xem là quốc kỳ Nhật Bản trên thực tế trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và thời kỳ bị Mỹ chiếm đóng. Khi ấy, để treo cờ thì cần phải có sự chấp thuận từ Tư lệnh Tối của của quân Đồng Minh tại Nhật Bản là Douglas MacArthur. Ở hoàn cảnh lúc bấy giờ, có rất nhiều hạn chế về việc treo quốc kỳ. Theo đó, hành động này bị coi là gắn liền với những hoạt động quân sự bị chỉ trích của Nhật Bản trong chiến tranh.

Lá cờ Hinomaru chính thức trở thành quốc kỳ Nhật Bản vào năm 1999

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tính tượng trưng của lá cờ Hinomaru đã chuyển đổi từ cảm giác ái quốc về “Đại Nhật Bản” thành “Nhật Bản hòa bình và chống quân phiệt. Sự thay đổi về tư tưởng này khiến lá cờ Nhật Bản ngày xưa ít được sử dụng ngay sau chiến tranh dù các hạn chế đã bị bãi bỏ vào năm 1949.

Có rất nhiều mâu thuẫn và tranh luận về Hinomaru, tuy nhiên vào ngày 13.8.1999, pháp luật đã chính thức công nhận lá cờ này là quốc kỳ và Kimigayo là quốc ca.

Lá cờ Nhật Bản ngày xưa – Hinomaru có phổ biến hay không?

Độ phổ biến của quốc kỳ Nhật Bản

Trái ngược với sự hiện diện khắp nơi ở nước ngoài, lá cờ Hinomaru không xuất hiện nhiều tại lãnh thổ Nhật Bản, nếu có thì thường chỉ thấy ở các tòa nhà của chính phủ và nhà nước. Du học sinh tới Nhật Bản có thể thấy cờ tại các tòa thị chính, trường trung học công lập, ngân hàng và địa điểm công cộng. Điều này là do mối liên quan với thế chiến thứ hai và chủ nghĩa dân tộc cực đoan ảnh hưởng mạnh mẽ tới ý thức của nhà nước Nhật trong cuộc chiến.

Và cũng giống như Việt Nam, người dân Nhật Bản treo quốc kỳ vào những ngày lễ lớn và đặc biệt trang trọng. Nhưng họ sẽ hạ cờ khi kết thúc ngày lễ và không treo cả năm giống như nhiều nhà dân ở nước ta. Hơn thế nữa, biểu tượng quốc kỳ Nhật Bản cũng ít xuất hiện tại các bảng biển quảng cáo đường phố hay các thiết kế nào khác.

Các lá cờ Nhật Bản ngày xưa khác

Sức mạnh của các lá cờ Nhật Bản ngày xưa và ngày nay không chỉ dừng lại ở quốc kỳ. Những lá cờ của tỉnh thành cũng mang tính biểu tượng và có ý nghĩa riêng.

Lá cờ của Tokyo

Tokyo có hai lá cờ chính thức nhưng lá cờ này có phần phổ biến hơn. Biểu tượng màu xanh lá cây ở giữa vừa biểu trưng cho cây bạch quả – loài cây sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử chấn động Hiroshima vào năm 1945. Bên cạnh đó, chữ “T” này cũng là biểu tượng của Tokyo đã được thiết kế cách điệu.

Osaka

Cờ hiệu của Osaka tượng trưng cho “quả bầu”, đây cũng là biểu tượng của tướng quân Toyotomi Hideyoshi – người nắm quyền điều hành Nhật Bản vào cuối những năm 1500 và là nhân vật lịch sử nổi tiếng có tầm ảnh hưởng. Hình nền màu xanh của lá cờ tượng trưng cho biển, trời và những con sông chảy qua tỉnh.

Okinawa

Lá cờ của Okinawa giống như lá cờ Nhật Bản ngày xưa Hinomaru, dù thiết kế giản lược nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ. Cờ hiệu dùng nền trắng và có chữ “O” đại diện cho Okinawa nằm ở chính giữa vòng tròn màu đỏ của quốc kỳ.

Fukuoka

Ý nghĩa lá cờ của Fukuoka tượng trưng cho hai điều. Thứ nhất, nó là chữ hiragana ふ く (fuku) được cách điệu, chính là hai âm tiết đầu của tỉnh. Mặc khác, biểu tượng này tượng trưng cho hoa mận, loài hoa đem tới nét đẹp thiên nhiên thuần khiết cho Fukuoka.

Shizuoka

Có thể dễ dàng hiểu được biểu tượng của lá cờ Shizuoka là hình ảnh núi Phú Sĩ. Màu nền xanh lam tượng trưng cho bầu trời và Thái Bình Dương, còn màu vàng cam tượng trưng cho ánh sáng mặt trời chiếu trên đỉnh núi và niềm đam mê bất tận của người dân Nhật Bản.

Một số lá cờ giống quốc kỳ Nhật Bản

Có nhiều lá cờ trên khắp thế giới giống với lá cờ Nhật Bản ngày xưa, tuy nhiên ý nghĩa màu sắc được sử dụng ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt.

Cộng hòa Palau

Điểm giống như giữa cơ của Palau và cờ Nhật Bản là hình tròn nằm trên nền trơn. Tuy nhiên, cờ Palau có hình tròn màu vàng và vẽ hơi lệch về bên trái trên nền màu xanh lam. Ý nghĩa của vòng tròn lệch tâm là làm cho lá cờ trông cân đối hơn khi bay trong gió. Màu xanh tượng trưng cho màu biển, màu vàng mang ý nghĩa cho trăng tròn soi sáng biển cả. Quốc kỳ Palau tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước.

Greenland

Lá cờ của đất nước này còn được gọi là Elfallasorpt, tượng trưng cho mặt trời mọc ở vùng đất giá lạnh. Biểu tượng của cờ là màu tròn chia thành hai màu đỏ – trắng, vẽ hơi lệch về bên trái trên nền màu trắng ở trên, đỏ ở dưới. Sự đảo ngược liền kề của hai vùng màu nhằm mô tả rõ nét và phác họa nên cái lạnh khắc nghiệt mà người dân Greenland phải đối mặt.

Bangladesh

Quốc kỳ của Bangladesh có nền màu xanh đậm, ở giữa có một vòng tròn màu đỏ được thiết kế hơi lệch sang trái để trông vẫn thật đẹp ngay cả khi vẫy vùng trước gió. Màu sắc được thiết kế tượng trưng cho đất đai trù phú (màu xanh) được mặt trời mọc tỏa ánh sáng mỗi ngày (màu đỏ). Sở dĩ cờ biểu tượng của đất nước này giống cờ Nhật Bản vì có giả thuyết cho rằng, vị tổng thống đầu tiên đã nhắc đến lá cờ Nhật Bản ngày xưa khi quyết định chọn quốc kỳ.

Kết luận

Có rất nhiều lá cờ Nhật Bản ngày xưa theo dòng văn hóa và lịch sử của đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, lá cờ Hinomaru và lá cờ các tỉnh không phải là cờ duy nhất tại quốc gia này. Người dân Nhật Bản vốn ưa thích các thiết kế đơn giản nên có rất nhiều loại cờ tượng trưng cho thành phố, địa phương, trường học khác nhau. Khi khám phá ra ý nghĩa của từng biểu tượng, đồng nghĩa với việc chúng ta đang đến gần hơn với văn hóa thú vị của người Nhật.


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

Arrow up Circle gradient