Rate this article:

8 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư đi Nhật thường gặp nhất

2023.10.31

Khi xin việc để đi Nhật, vòng phỏng vấn luôn là vòng khiến nhiều ứng viên lo sợ, vì ngoại ngữ chưa tốt, và cũng chưa hiểu rõ về văn hóa xã giao của người Nhật. Do đó, cách tốt nhất để tăng tỷ lệ đậu việc là phải chuẩn bị kỹ càng. Với 8 câu hỏi phỏng vấn được tổng hợp dưới đây, Minna No Tokugi hy vọng sẽ giúp bạn củng cố sự tự tin khi phỏng vấn với người Nhật.

Những câu hỏi phỏng vấn kỹ sư đi Nhật phổ biến

Giới thiệu bản thân (自己紹介をしてください)

Giới thiệu bản thân là phần không thể thiếu trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có chuẩn bị nghiêm túc cho buổi phỏng vấn không? và kỹ năng nói của bạn đang ở mức nào?

Do đó, bạn nên chuẩn bị kỹ càng phần giới thiệu để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên, và giúp buổi phỏng vấn sau đó diễn ra thuận lợi. Trong phần này, bạn có thể đề cập đến chuyên ngành, trường đại học, tóm tắt sơ về kinh nghiệm, kỹ năng của bạn, hoặc đề cập đến điểm mạnh/điểm yếu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải trả lời dứt khoát, ngắn gọn, và đúng trọng tâm, đồng thời, nhớ mỉm cười và nhìn vào mắt nhà tuyển dụng để tạo sự tin cậy.

Trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bạn (あなたの長所長所/短所を教えてください)

Hỏi về điểm mạnh/điểm yếu là cách để nhà tuyển dụng đánh giá tính cách, sự trung thực và khả năng tự nhìn nhận, giải quyết vấn đề của bạn. Do đó, đừng thể hiện sự tự tin thái quá (như “tôi rất thông minh”, “tôi không bao giờ gặp thất bại”,…), vì nó tạo cảm giác bạn là người tự cao, tự đại, thiếu thực tế.

Mặt khác, nếu bạn quá tập trung vào những điểm yếu của mình, nó sẽ khiến bạn trông tự ti, nhút nhát, và làm nhà tuyển dụng cảm thấy không thể tin tưởng bạn.

Cách tốt nhất để vượt qua câu hỏi này là hãy khéo léo nói về những điểm mạnh hoặc điều gì tích cực ở bạn mà có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Sau đó, nêu một hoặc hai điểm yếu và kèm thêm giải pháp khắc phục cho từng điểm yếu.

Tại sao bạn muốn làm việc ở Nhật Bản? (日本で働きたい理由は何か)

Đối với những người lần đầu đến Nhật, việc thích nghi với cuộc sống mới không hề dễ dàng. Do đó, câu hỏi 日本で働きたい理由は何か là nhằm tìm hiểu động lực của bạn, và giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có nghiêm túc với công việc, cũng như có muốn sống ở Nhật lâu dài hay không.

Hầu hết công ty đều muốn tuyển kỹ sư đi Nhật lâu dài

Khi một công ty tuyển lao động nước ngoài, họ phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc để giúp người đó xin visa thành công, hỗ trợ cuộc sống, đào tạo công việc. Vậy nên nhà tuyển dụng nào cũng hy vọng tuyển đúng người, có thể gắn bó lâu dài, ít nhất cho đến hết thời hạn trên hợp đồng. Đây chính là những gì mà nhà tuyển dụng muốn nghe ở câu hỏi này.

Bạn sẽ là ai trong 5 năm tới? (5年後にどんな仕事をしていたいか)

Câu hỏi này nhằm đánh giá tầm nhìn của bạn về nghề nghiệp trong tương lai, điều gì là quan trọng nhất với bạn trong công việc. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không, và nếu thuê bạn, thì có khả năng gắn bó lâu dài hay không,…

Do đó, để chuẩn bị tốt cho câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu kỹ về các vị trí trong ngành nghề làm việc (ví dụ như việc phấn đấu từ vị trí y tá lên Điều dưỡng trưởng có khả năng thực hiện được không). Đồng thời, khi trả lời câu hỏi, hãy thể hiện đam mê, sự yêu thích, mục tiêu đặt ra trong công việc,…

Bạn nói tiếng Nhật tốt đến mức nào? (どの程度日本語が話せますか)

Đối với câu hỏi này, hãy trả lời trung thực, và đưa ra bằng chứng, con số cụ thể (ví dụ: trình độ JLPT của bạn hoặc tổng thời gian tính bằng tháng/năm mà bạn đã học tiếng Nhật).

Năng lực tiếng Nhật càng cao, thì bạn càng dễ đậu phỏng vấn. Tuy nhiên, tùy vào nội dung công việc, nhà tuyển dụng có thể chỉ yêu cầu khả năng đọc, viết tốt hoặc kỹ năng nghe, nói tốt.

Nói về công việc gần đây nhất của bạn (現在げんざいの仕事内容しごとないようを教しえてください)

Khi nhà tuyển dụng hỏi công việc gần đây nhất chính là cơ hội để bạn làm nổi bật những kỹ năng của mình. Hãy trình bày ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo đầy đủ thông tin về vị trí việc làm trước đây của bạn, bao gồm: yêu cầu công việc, những nhiệm vụ, cách bạn hoàn thành chúng, và kết quả/thành tích nổi bật.

Một bí quyết để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng là đề cập đến những kiến thức, kỹ năng mà bạn học đã học được, và cách bạn có thể ứng dụng chúng trong công việc tương lai ở công ty.

Phỏng vấn kỹ sư đi Nhật thường hỏi về kinh nghiệm làm việc

Bạn có yêu thích công việc này không? (仕事に刺激を感じているのか?)

Bạn chỉ có thể gắn bó lâu dài với một công việc khi bạn cảm thấy yêu thích và tự hào về nó. Đó cũng là điều nhà tuyển dụng muốn kiểm tra ở bạn thông qua câu hỏi này. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cần hiểu đam mê của nhân viên nhằm mục đích giao việc phù hợp với điểm mạnh của họ và tạo ra môi trường làm việc đầy cảm hứng, năng suất.

Vì vậy, khi trả lời dạng câu hỏi này, bạn nên nói những điều thực tế, chẳng hạn như lý do/động lực khiến bạn muốn tham gia vào ngành nghề này, cảm xúc của bạn, và những bài học bạn rút ra trong quá trình làm việc. Đặc biệt, nên tránh đề cập đến lương (như “Tôi bị thu hút bởi mức lương cao”,…), vì nó sẽ tạo cảm giác là bạn chỉ yêu thích công việc này một cách nhất thời, chứ chưa thật sự biết mình cần gì.

Bạn có muốn hỏi gì không? (最後に何か質問はありますか?)

Vào cuối buổi phỏng vấn, đa phần các nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi thêm câu này, mục đích là để xem ứng viên có thật sự hứng thú và quan tâm đến vị trí công việc tại công ty của họ hay không?

Dù chọn trả lời có hay không thì bạn cũng nên dứt khoát nhé! Nếu bạn muốn tiếp nối cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng và cảm thấy họ có hứng thú với bạn, thì bạn có thể đặt một số câu hỏi như:

  • Thách thức lớn nhất khi làm công việc này là gì?
  • Tôi cần cải thiện kỹ năng gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ?
  • Mục tiêu chính của công ty trong năm tiếp theo là gì?

Lời kết

Phỏng vấn luôn là vòng quan trọng nhất trong quá trình xin việc. Đặc biệt, đối tượng kỹ sư còn thuộc nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao, nên nhà tuyển dụng thường dễ đặt câu hỏi khó cho ứng viên.

Do đó, bạn phải chuẩn bị cẩn thận cả về câu hỏi phỏng vấn, cách đi đứng, chào hỏi, gõ cửa,… để gây thiện cảm và tăng tỷ lệ đậu việc nhé!

——————

Chuyển việc ở Nhật đã có Minna No Tokugi


この記事をシェアする


仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。

日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。

Arrow up Circle gradient