Rate this article:
2023.09.05
Vốn được biết đến là một quốc đảo (quốc gia có lãnh thổ nằm trọn trên đảo), nên bao quanh Nhật Bản đều là biển. Trong đó, vùng biển Đông Nam thường sinh ra áp thấp nhiệt đới, là nguyên nhân của nhiều cơn bão lớn nhỏ quét qua đất nước.
Trong lịch sử, Nhật Bản cũng đã chứng kiến nhiều “siêu bão” như Jebi, hagibis, song bão neoguri và bualoi,… Vậy nên trong tâm trí người dân nơi đây đã hằn sâu ký ức về các trận cuồng phong.
Vậy làm sao để giữ an toàn trong mùa bão đang đến gần? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Mùa bão: thời gian và đặc điểm
Mùa bão ở Nhật Bản rơi vào tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. Nhưng tần suất thường xuyên nhất là từ tháng 8 đến tháng 10, với nhiều cơn bão nhiệt đới quét qua.
Trung bình mỗi năm chứng kiến hơn 30 cơn bão nhiệt đới ở Nhật. Bão nhiệt đới giống như những trận cuồng phong, kéo theo mưa to, gió mạnh.
Một số bão không gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Nhưng một số cơn bão khác lại có sức tàn phá khủng khiếp, dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của các tòa nhà, gây thương vong hoặc mất mạng.
Mỗi khi mùa bão ập đến, khu vực nào ở Nhật cũng bị đe dọa, nhưng đặc biệt cần cẩn trọng hơn khi sinh sống ở các khu vực phía nam, như quần đảo Okinawa hay Kagoshima.
Làm sao để “sống sót” qua mùa mưa bão?
Nếu bạn là người nước ngoài mới đến sống ở Nhật và chưa biết cách ứng phó với những cơn bão thường xuyên, thì “bỏ túi” ngay những bí quyết sinh tồn dưới đây.
Chuẩn bị trước cơn bão
Nhiều người thắc mắc làm sao để biết bão đang đến gần. Thực tế, nếu thường xuyên cập nhật tin tức từ các nguồn dưới đây, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cảnh báo khẩn cấp nào. Đó là:
- Cơ quan khí tượng Nhật Bản
- Các ứng dụng cảnh báo thiên tai/dự báo thời tiết, như NHK News, NERV,…
- Cổng thông tin về thiên tai – Japan Times
Đồng thời, khi có bão, đài phát thanh hoặc truyền hình Nhật Bản cũng phát đi các cảnh báo trước về thời gian, quy mô và diện tích đổ bộ của bão.
Tốt nhất bạn nên liên tục theo dõi để xác định mình có đang ở khu vực nguy hiểm hay không và chuẩn bị sơ tán. Nhiều cơn bão có đường đi và cường độ rất khó lường, thậm chí chuyển hướng bất ngờ. Trong trường hợp sơ tán, lưu ý nên có trong tay các vật dụng sau:
Mang gì khi đi sơ tán?
- Đèn pin (đảm bảo pin còn đầy)
- Điện thoại và sạc dự phòng
- Thức ăn để được lâu, như đồ hộp, lương khô,…
- Quần áo dự phòng
- Áo mưa
- Tiền mặt, thẻ tín dụng/thẻ ngân hàng
- Thẻ lưu trú và/hoặc hộ chiếu
Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua một bộ dụng cụ sơ tán khẩn cấp được bán trên Amazon JP, đã bao gồm các vật dụng cần thiết. Bộ dụng cụ có nhiều phân loại, phù hợp cho cả đối tượng người già, phụ nữ và trẻ em.
Bí quyết tránh bão tại nhà
Tham khảo những lời khuyên dưới đây để giữ an toàn cho bản thân tại nơi trú ẩn:
- Sạc đầy tất cả các thiết bị điện tử quan trọng (ví dụ: điện thoại).
- Mang chậu cây, hoặc bất cứ vật gì có khả năng bị gió thổi bay vào nhà.
- Đóng chặt tất cả cửa, và tránh ngủ gần cửa kính.
- Viết những số điện thoại quan trọng ra giấy và cất chúng trong bộ dụng cụ khẩn cấp, kể cả số hotline cứu hộ, và đại sứ quán của bạn.
- Vệ sinh máng xối và cống thoát nước trong nhà, để tránh bị tắc, ngập úng, hay nước tràn vào.
- Đổ đầy nước vào bồn tắm và chuẩn bị ít nhất 4 lít nước uống cho mỗi người, bởi vì bão có thể gây mất điện, mất nước.
- Những người sống ở vùng trũng hoặc ven sông cần chuẩn bị nhiều bao cát để chắn đê, ngăn lũ lụt.
- Học từ vựng và chữ kanji liên quan đến thời tiết (nếu cần).
Lưu ý trong thời gian có bão
Thứ nhất, nếu làm việc trong ngành giáo dục hoặc còn đi học, bạn cần thường xuyên cập nhật thông báo cho nghỉ của trường học hoặc kiểm tra xem trường có bị ảnh hưởng do bão không.
Chắc chắn không thể dựa vào google map trong thảm họa, nên tốt hơn hết là in bản đồ ra giấy và đánh dấu các tuyến đường sơ tán từ nhà, từ nơi làm việc và những nơi thường xuyên ghé thăm.
Thứ hai, nhiều cửa hàng vẫn buôn bán trong thời gian này, nhưng có thể không cố định. Lời khuyên là hạn chế ra ngoài, chỉ đi khi thật sự cần thiết. Trước khi đi mua sắm, nhớ gọi điện hoặc kiểm tra trên trang web cửa hàng xem họ có mở cửa không.
Ngoài ra, việc dùng phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô khi ngập lụt rất nguy hiểm, khả năng cao sẽ bị cuốn mất xe hoặc tệ hơn là gặp tai nạn do không nhìn thấy đường đi.
Thứ ba, cần tránh xa các dây điện bị đứt, hạn chế rủi ro bị giật điện chết. Đồng thời, khi nhà bạn đang ở nơi dễ bị lũ lụt, thì nên trú ẩn trên tầng hai.
Cuối cùng, hãy cẩn thận với “mắt bão” – khu vực trung tâm của bão nhưng thường có vẻ yên bình. Nhiều người lầm tưởng đây là dấu hiệu của cơn bão đã đi qua nhưng thực tế, gió mạnh có thể lại nổi lên bất cứ lúc nào, và bão sẽ ập đến, gây nguy hiểm cho những người đi đường.
Làm gì nếu đang ở trên tàu?
Thực tế là không nên đi tàu trong mùa mưa bão, bởi vì các chuyến tàu thường ngừng chạy hoặc chạy với lịch trình rút ngắn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị mắc kẹt ở nơi nào đó.
Tuy nhiên, trong tình huống không may tàu gặp bão lúc di chuyển, bạn cần bình tĩnh xử lý theo hướng dẫn của nhân viên.
Tương tự, các chuyến bay mùa này sẽ bị hoãn 1 đến 2 ngày, hay thậm chí buộc phải hạ cánh.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad