Rate this article:
2023.08.31
Không riêng gì lao động phổ thông, những năm gần đây chứng kiến nhiều sinh viên Việt Nam ra trường sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư. Đa phần đều có công việc tốt, hưởng mức lương cao và đãi ngộ như người Nhật bản xứ. Đó còn là cơ hội hấp dẫn cho các bạn trẻ muốn trải nghiệm làm việc quốc tế trong môi trường chuyên nghiệp.
Vậy chương trình kỹ sư Nhật Bản phù hợp cho những ai và trải qua các thủ tục như thế nào để đến được Nhật Bản làm việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Chương trình kỹ sư Nhật Bản là gì?
Chương trình kỹ sư Nhật Bản là một hình thức xuất khẩu lao động, dành cho những người trẻ có bằng cao đẳng, đại học trở lên với mong muốn làm việc đúng ngành tại Nhật Bản.
Khác với chương trình thực tập sinh kỹ năng hay lao động có kỹ năng đặc định, những kỹ sư thuộc nhóm tri thức có trình độ chuyên môn và kiến thức cao hơn. Họ sẽ đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong công ty khi được tuyển dụng. Ví dụ, kỹ sư R&D (Research and Development – nghiên cứu và phát triển) làm nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ý nghĩa của chương trình kỹ sư Nhật Bản
Từ lâu, Nhật Bản đã được xem như một siêu cường công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này đang đối mặt với một thách thức lớn, là thực trạng già hóa dân số. Với tỷ lệ dân số già chiếm áp đảo, chính phủ đang cần bổ sung lực lượng lao động trẻ tài năng từ nước ngoài để bắt kịp các xu hướng phát triển mới. Yêu cầu về tiếng Nhật không quá cao trong khi đãi ngộ lại vô cùng hấp dẫn đã thu hút không ít kỹ sư sang Nhật làm việc.
Những ngành nghề làm việc dành cho kỹ sư
Không có tên gọi cụ thể nhưng thường được biết đến là visa kỹ sư, loại thị thực này dành cho người có tình trạng lưu trú thuộc nhóm “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Theo Đạo luật kiểm soát nhập cư, các hoạt động kỹ thuật được định nghĩa là người làm “công việc đòi hỏi kỹ năng hoặc kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và khoa học tự nhiên khác”. Vì vậy, các ngành nghề được chấp nhận bao gồm:
- Kỹ thuật cơ khí
- Kỹ thuật điện – điện tử – viễn thông
- Kỹ thuật hàng không-vũ trụ
- Kỹ thuật hóa học
- Kỹ thuật dân dụng
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản
- Kỹ thuật vật liệu kim loại
Ngoài những ngành kể trên, danh sách còn mở rộng sang các lĩnh vực tương tự và bao gồm các ngành khác.
Điều kiện để được cấp visa kỹ sư
Kỹ sư đủ điều kiện sang Nhật làm việc cần đáp ứng yêu cầu về sức khỏe (không bị các bệnh truyền nhiễm), độ tuổi (khoảng từ 20 đến 40) và không có tiền án, tiền sự. Về trình độ tiếng Nhật, đa phần các công ty đều yêu cầu chứng chỉ N4, hoặc N5. Có rất ít công ty không yêu cầu có trình độ tiếng Nhật từ trước. Ngoài ra, người kỹ sư quan trọng nhất là phải có:
- Bằng cử nhân cao đẳng – đại học, bằng thạc sĩ, hoặc bằng cấp từ trường dạy nghề tại Nhật Bản.
- Ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí liên quan trong lĩnh vực ứng tuyển.
- Loại hình công việc phù hợp với tư cách lưu trú tại Nhật Bản.
Nền tảng học vấn không bắt buộc nếu kỹ sư có thể chứng minh kinh nghiệm làm việc 10 năm trở lên với tư cách là nhân viên toàn thời gian hoặc hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ.
Theo luật tại Nhật Bản, nếu dự định tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thì người đăng ký phải vượt qua một kỳ thi đánh giá khả năng làm việc do chính phủ ban hành. Vượt qua kỳ thi này, kỹ sư sẽ có được “tấm vé” sang Nhật làm việc ngay cả khi không đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn hay số năm kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, kỳ thi do Trung tâm ươm tạo và đào tạo công nghệ cao (HITC) tổ chức. Thường được gọi là kỳ thi kỹ sư công nghệ thông tin cơ bản. Thí sinh vượt qua sẽ đạt được chứng chỉ FE.
Thủ tục xin visa kỹ sư cho người Việt
Thủ tục xin visa kỹ sư cho người nước ngoài sống bên ngoài Nhật Bản và tại Nhật Bản có sự khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quy trình xin visa cho người đang sống tại Việt Nam.
Bước 1: Ký kết hợp đồng lao động
Hợp động lao động giữa kỹ sư Việt Nam và công ty tiếp nhận tại Nhật phải giao kết các điểm sau:
- Vị trí làm việc: đảm nhiệm chức vụ liên quan đến chuyên ngành học của kỹ sư.
- Trụ sở làm việc: làm việc cố định tại văn phòng công ty.
- Mức lương: bằng hoặc cao hơn người Nhật.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là một phần không thể thiếu để hoàn thiện hồ sơ xin visa. Trong trường hợp kỹ sư đang sống ở Việt Nam, thì công ty tiếp nhận tại Nhật Bản sẽ thay mặt để nộp đơn xin phép tại văn phòng cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực. Thời gian xử lý từ 1 đến 3 tháng.
Sau đó, công ty sẽ nhận giấy phép và gửi cho kỹ sư đang ở quê nhà. Lúc này, kỹ sư cần đính kèm giấy phép với các giấy tờ cần thiết khác và đến Đại sứ quán Nhật Bản để xin cấp thị thực. Nói chung, visa thường được cấp trong vòng 1 tuần kể từ ngày đăng ký.
Bước 3: Nhập cảnh vào Nhật Bản
Có visa đồng nghĩa với việc bạn có thể nhập cảnh vào Nhật Bản. Tuy nhiên, bước này phải được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú.
Tại sân bay, cần xuất trình hộ chiếu, visa, và giấy chứng nhận đủ điều kiện. Hộ chiếu sẽ được đóng dấu cho phép nhập cảnh. Ngay khi hạ cánh, bạn sẽ nhận được thẻ cư trú của mình.
Tìm hiểu thêm các đơn kỹ sư đang tuyển tại đây
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Max
Reny
Mochamad