Rate this article:
2025.05.26
Đã có nhiều báo cáo liên quan đến việc thực tập sinh kỹ năng người Việt vi phạm pháp luật, do áp lực kinh tế (vì đồng Yên rớt giá, gánh nặng vay nợ để sang Nhật,…).
Hãy cùng Mintoku Work nghiên cứu thống kê số lượng tội phạm thực tập sinh kỹ năng Việt Nam ngay sau đây nhé!
Cuộc sống của người Việt ở Nhật Bản
Số vụ vi phạm pháp luật của thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam ngày càng gia tăng
Trong số các quốc tịch, Việt Nam luôn đứng đầu về số lượng người vi phạm pháp luật ở Nhật (trước đó, vị trí đầu tiên là của Trung Quốc).
Tỷ lệ tội phạm theo tình trạng cư trú
Trước đây, những người nước ngoài bị bắt do vi phạm pháp luật chủ yếu là du học sinh (留学), nhưng số lượng này đã giảm dần qua từng năm.
Trong khi đó, số vụ bắt giữ người có tình trạng cư trú thực tập sinh kỹ năng (技能実習) do vi phạm pháp luật hình sự đã nhảy lên vị trí đầu tiên kể từ năm 2019.
Số người bị bắt vì vi phạm pháp luật hình sự trong quá trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật là 1.076 người (vào năm 2020). Cụ thể, có 899 người cư trú hợp lệ và 177 người ở lại quá hạn (cư trú bất hợp pháp).
Mặt khác, số người bị bắt vì vi phạm pháp luật hình sự khi đi du học là 952 người (tính riêng năm 2020). Trong đó, có 871 người là cư dân hợp pháp và 81 người ở lại quá hạn (cư trú bất hợp pháp).
Người Việt Nam chiếm tỷ trọng đa số trong nhóm tư cách lưu trú thực tập sinh kỹ năng
Tính đến cuối năm 2020, ước tính có khoảng 3.075.213 cư dân nước ngoài tại Nhật Bản. Trong số đó, 324.940 người có tư cách lưu trú thực tập sinh kỹ năng (技能実習).
Gần một nửa trong số đó (176.348) là người Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia đứng ở vị trí thứ hai với 45.919 người và vị trí thứ ba là Philippines với 29.140 người.
Khi nhìn vào số vụ bắt giữ tội phạm hình sự theo quốc tịch, số lượng người Philippines khá nhỏ, nhưng người Việt Nam lại chiếm phần lớn số vụ phạm tội của tư cách lưu trú thực tập sinh kỹ năng.
Tỷ lệ tội phạm ở Nhật Bản có xu hướng giảm
Tại sao tỷ lệ phạm tội của thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam ngày càng gia tăng?
Hiện nay, nhiều chương trình bản tin vẫn báo cáo về hành vi phạm tội của thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam. Có 4 lý do chính khiến tỷ lệ tội phạm trong nhóm thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam ngày càng gia tăng:
Gánh nặng nợ nần
Chi phí sang Nhật làm việc đối với người Việt không hề rẻ, thậm chí phải vay nợ nhiều hơn người lao động đến từ các quốc gia khác.
Theo khảo sát của Bộ Tư pháp (法務省), 80% thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đã trả lời “có” khi được hỏi あなたは来日するために母国で借金をしましたか? (Bạn có vay tiền để sang Nhật Bản không?).
Và mức phí trung bình mà người Việt Nam phải trả cho các tổ chức trung gian là 656.014 Yên. Con số này thậm chí còn cao hơn các nước khác. Dù câu hỏi này cũng được đặt ra với người Trung Quốc, nhưng chỉ có 13,4% người trả lời có vay tiền.
Điều này chứng minh sự khác biệt so với trường hợp của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam. Một khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy hơn 95% thực tập sinh kỹ năng Việt Nam trả nợ trong vòng hai năm và 60% trong số đó phải trả nợ trong vòng một năm.
Thực tế là nhiều thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang Nhật Bản với số nợ lớn, thậm chí được yêu cầu trả gấp, nên họ dễ đi vào con đường phạm tội (như trộm cắp, cướp giật,…) vì không có khả năng trả nợ bằng chính thu nhập của mình.
Bị bên trung gian môi giới ép giá
Về khoản thanh toán cho tổ chức giới thiệu (trung gian môi giới), mức phí trung bình ở một số quốc gia như sau:
- Trung Quốc là 578.326 Yên;
- Campuchia là 571.560 Yên;
- Myanmar là 287.405 Yên;
- Indonesia là 231.412 Yên;
- Philippines là 94.191 Yên.
Nếu so sánh, số tiền mà thực tập sinh kỹ năng Việt Nam phải trả để được sang Nhật có thể vượt quá 1 triệu Yên. Trong khi ở các nước khác, chỉ có một số ít trường hợp là số tiền vượt quá 1 triệu Yên. Vì vậy, rõ ràng mức phí mà nhiều bên trung gian thu tại Việt Nam rất bất thường.
Ngoài ra, chi tiết khoản phí như phí gửi tài liệu, dự bị giáo dục,… thực tế không nhiều so với Trung Quốc hay Campuchia. Ngược lại, các khoản phí chưa xác định rất cao và nhiều người Việt thậm chí không nhận được giải trình trước về việc thanh toán chi phí.
Trong một số trường hợp, ngoài công ty phái cử, người lao động phải trả tiền cho bên trung gian ở Việt Nam lên đến 446.963 Yên, cao hơn nhiều so với các nước khác.
Trung tâm môi giới việc làm ở Nhật
Gửi tiền về cho gia đình
Một trong những lý do khác khiến người lao động Việt Nam gặp áp lực kinh tế là phải gửi tiền về cho gia đình. Trước đây, giá tiền Việt vẫn còn thấp, nên chỉ gửi từ 30.000 đến 40.000 Yên cũng tương đương với mức lương toàn thời gian của một nhân viên ở Việt Nam.
Trong khi đó, có rất nhiều thực tập sinh kỹ năng Việt Nam mỗi tháng gửi hàng chục nghìn Yên đến trăm nghìn Yên về cho gia đình. Ban đầu, họ có thể gửi tiền mà không gặp vấn đề gì, nhưng những năm gần đây, cư dân Nhật Bản đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự mất giá của đồng Yên.
Có trường hợp số tiền chuyển trước đây là 50.000 Yên, giờ phải tương đương với mức 70.000 Yên. Thu nhập của thực tập sinh kỹ năng thường không cao và mức lương mang về nhà mỗi tháng khoảng 150.000 Yên.
Vì vậy, việc tiết kiệm 50.000 Yên trong tổng số tiền lương khá khó. Thậm chí, trường hợp phải gửi 70.000 Yên, gần bằng một nửa số tiền lương về quê nhà thì càng khó hơn.
Áp lực tinh thần là điều không thể tránh khỏi, dễ khiến thực tập sinh trở thành tội phạm để kiếm tiền bất chính, bù đắp sự thiếu hụt về tiền bạc.
Gặp phải công ty đen
Thực tập sinh kỹ năng bị hạn chế chuyển việc, nên khi gặp phải công ty đen (những công ty bóc lột sức lao động, môi trường làm việc độc hại,…) và chịu áp lực lớn, họ thường không còn cách nào khác là phải bỏ trốn.
Mục đích của hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng ban đầu nhằm chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho người lao động nước ngoài.
Vì vậy, hệ thống này không cho phép chuyển đổi công việc, ngoại trừ những trường hợp bất đắc dĩ như vi phạm nhân quyền. Vì thực tập sinh kỹ thuật không thể thay đổi công việc nên kết quả là nhiều người chọn bỏ trốn khi không chịu nổi áp lực.
Tờ báo Nihon Keizai Shimbun (日本経済新聞) đưa tin tính đến tháng 4 năm 2023, có hơn 10.000 người nước ngoài bỏ trốn. Ngày càng có nhiều thực tập sinh kỹ thuật mất tích và không rõ tung tích vì nhiều lý do như lương thấp, cư trú bất hợp pháp,…
Đặc biệt, một số người chuyển sang tham gia hoạt động bất hợp pháp. Những người này có tiềm năng trở thành vấn đề xã hội trong tương lai.
Lời kết
Theo đánh giá từ các chuyên gia, tỷ lệ phạm tội của thực tập sinh kỹ năng rất có khả năng gia tăng trong thời gian tới.
Vì vậy, công ty tiếp nhận nên áp dụng các giải pháp phù hợp như trả lương bằng hoặc cao hơn người Nhật, làm cho công việc trở nên bổ ích hơn, tăng cường giao tiếp,…
Mặt khác, người lao động sang Nhật nên tuân thủ quy định pháp luật, làm việc chăm chỉ,… tránh làm xấu lịch sử cư trú, gây khó khăn cho quá trình gia hạn visa về sau.
仕事探しから帰国まで、 専属のコンシェルジュがあなたをサポート。
日本 ネイティブの専属コンシェルジュがあなたを最後までサポートいたします。
Takeshi
Ai
Daisuke